Lắng đọng qua một cuộc thi?

Lắng đọng qua một cuộc thi?

Trong thời đại toàn cầu hóa ngày nay, khi các quốc gia trên thế giới ngày càng xích lại gần nhau thì văn hóa trở thành nhân tố bảo tồn sự đa dạng của các dân tộc và các giá trị nguồn cội vững bền. Ý thức sâu sắc vai trò quan trọng của văn hóa trong vịêc bồi dưỡng và phát huy nhân tố con người, các văn kiện của Đảng và Nhà nước ta đã nhiều lần khẳng định mục tiêu “xây dựng một nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”. Bởi vậy, bên cạnh việc bồi bổ vốn ngoại ngữ và nẵm vững tri thức khoa học, công nghệ hiện đại, hành trang văn hóa là vô cùng cần thiết cho SV HVQLGD để có thể “hòa nhập mà không hòa tan”, để là một người Việt Nam trước khi là công dân toàn cầu, công dân hội nhập.

Đây cũng là sân chơi trí tuệ bổ ích và lý thú hưởng ứng phong trào Nhà trường thân thiện, học sinh tích cực do Bộ Giáo dục và Đào tạo phát động-mà để tổ chức cuộc thi quy mô như vậy, thầy trò Học viện đã phải chuẩn bị rất công phu.3 đội chơi đến từ 3 khoa: CNTT, Quản lý giáo dục và Giáo dục. Tôi không đề cập đến giải, mà muốn nói về cách làm của những người tổ chức cuộc thi. Hành trình văn hóa Việt Nam có nội dung thi hỏi - đáp kiến thức về văn hóa Việt Nam trong không gian và thời gian văn hóa thiết thực, bổ ích và lý thú. 

(Ảnh MH)
(Ảnh MH)

Ví dụ sự ra đời của Trống đồng Đông Sơn, là sản phẩm tiêu biểu của văn hoá Đông Sơn với kỹ thuật đúc đồng. Nghề luyện kim đồng là thành tựu lớn thứ hai của giai đoạn văn hoá Văn Lang-Âu Lạc, sau nghề nông lúa nước. Vì vậy, tên gọi này còn để chỉ chung cho cả giai đoạn văn hoá Văn Lang-Âu Lạc. Hay vị vua Lý Thái Tổ là người đầu tiên định đô ở vùng đất ven sông Tô Lịch-Đại La xưa và Hà Nội ngày nay;.Rồi việc chùa Khai Quốc được xây dựng vào thời vua Lý Nam Đế (544-548), tức vào thế kỉ 6 ở trên bãi Yên Hoa, bên bờ sông Hồng.  Đến đời vua Lê Hy Tông (cuối thế kỉ 17), chùa được đổi tên là Trấn Quốc. Đây là ngôi chùa lâu đời và rất thiêng liêng trong tâm thức người Việt xưa nay; Hay ngay tên gọi loài rùa ở Hồ Gươm, GS. Hà Đình Đức là nhà khoa học nổi tiếng với những hoạt động bảo vệ Hồ Gươm, đặt tên “cụ” rùa Hồ Gươm là rùa Lê Lợi với giả thuyết khoa học “cụ” có nguồn gốc từ Thanh Hoá, do chính Lê Lợi  đưa về Hồ Gươm cùng huyền thoại hoàn kiếm cho Long Quân mang khát vọng hoà bình và lối sống nghĩa tình “có vay có trả” của cha ông;  Cuộc thi đưa ra những vấn đề về lịch sử và ý nghĩa những câu nói nổi tiếng của người xưa, như “ Hiền tài là nguyên khí Quốc gia” trong bài ký do Tiến sỹ Thân Nhân Trung soạn năm 1484 thời Hồng Đức.

Hay Nội dung bia ghi danh Tiến sĩ năm 1442, nhưng năm dựng bia lại là năm 1484- cũng là năm mở đầu truyền thống vinh danh kẻ sĩ, bồi đắp hiền tài suốt 300 năm thời Lê Mạc, để lại 82 tấm bia đáng tự hào của di sản văn hoá dân tộc và cũng là Di sản văn hoá thế  giới. Những vấn đề liên quan đến các nhân thần cũng được đề cập đến như nhân thần được thờ ở phủ Tây Hồ là Mẫu Liễu Hạnh - một trong Tứ Bất Tử - vị thần biểu tượng cho khát vọng về tự do, hạnh phúc của người Việt Nam truyền thống; Hay  việc phong tặng danh hiệu “Bà mẹ Việt Nam anh hùng” lại phù hợp với tâm thức văn hoá của người Việt...v.v...

Chương trình còn hấp dẫn với việc gợi mở tri thức và giúp thí sinh cũng như người tham dự liên quan đến hành trình văn hóa trong không gian đa chiều và thời gian tuyến tính. Những tri thức ấy sẽ giúp SV nhận thức sâu sắc hơn về bản chất văn hóa nguồn cội và yêu mến trân trọng với những gì đang có hôm nay.

Đây là yếu tố quan trọng, là chất liệu để SV “nhập cuộc” vào thời gian, không gian và những sự kiện văn hóa.

SV sẽ được tiếp nhận những vấn đề văn hóa, từ cụ thể đến vĩ mô, mà đôi khi lớp trẻ hiện nay không quan tâm đến văn hóa nguồn cội. Đó là một thực trạng đáng báo động.

Hiện nay, các trường ĐH, trường PT, trong các hoạt động cụ thể, thiết thực hướng về 1000 năm Thăng Long Hà Nội, đã có những cách làm riêng, và gây để gây hứng thú cho HS, SV. Tuy nhiên, điều quan trọng là qua cuộc thi, phải để cho HS, SV hứng thú, say mê và trăn trở với những vấn đề về văn hóa cội nguồn. Để từ đó, có những hành động thiết thực trong sự bảo tồn và trân trọng với những giá trị truyền thống của ông cha. Nhất là những giá trị về đạo đức và lòng tự hào dân tộc. 

Ngân Hà

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT.

Truyện ngắn: Hồi ức khó quên

GD&TĐ - Tôi từng nghĩ rằng mình có thể hóa thành một chiếc ô, chỉ dựa vào sức lực và ý chí của bản thân để che chở cho cả gia đình trước những cơn giông bão của cuộc đời.

Minh họa/INT.

Nhạc kịch Việt tự tin 'cất cánh'

GD&TĐ - Nhạc kịch 'Giấc mơ Chí Phèo' của Nhà hát Ca Múa Nhạc Thăng Long đang được khởi động bán vé cho suất công diễn cuối tháng 12.