Kinh nghiệm lựa chọn, sử dụng công cụ, phần mềm trong dạy học trực tuyến

GD&TĐ - Cô Phùng Thị Thu Hòa, Trường tiểu học Thăng Long, cô Trần Phương Hạnh,  Trường tiểu học Nguyễn Du (Hoàn Kiếm, Hà Nội), chia sẻ kinh nghiệm lựa chọn, sử dụng công cụ, phần mềm giúp dạy học trực tuyến hiệu quả.

Cô Phùng Thị Thu Hòa, giáo viên Trường tiểu học Thăng Long (Hoàn Kiếm, Hà Nội) chia sẻ kinh nghiệm lựa chọn, sử dụng công cụ, phần mềm dạy học trực tuyến.
Cô Phùng Thị Thu Hòa, giáo viên Trường tiểu học Thăng Long (Hoàn Kiếm, Hà Nội) chia sẻ kinh nghiệm lựa chọn, sử dụng công cụ, phần mềm dạy học trực tuyến.

Trước giờ học

Dạy học trực tuyến gồm 3 pha chính: trước giờ học, trong giờ học và sau giờ học. Mỗi một pha của quá trình này có thể sử dụng rất nhiều phần mềm và công cụ hỗ trợ.

Chuẩn bị cho tiết dạy trực tuyến, thầy cô có thể sử dụng Canva - một công cụ thiết kế miễn phí. Công cụ này giúp thầy cô tạo slide bài giảng, tạo áp phích, thiệp chúc mừng, thậm chí là những đoạn phim hoạt hình… Tất cả đều có mẫu sẵn, người dùng chỉ nhúng thả, cắt ghép là thành nhà thiết kế nghiệp dư. Những slide thiết kế dễ dàng chia sẻ sang các phần mềm khác để có sản phẩm hấp dẫn.

Trong giờ học

Cô Phùng Thị Thu Hòa và cô Trần Phương Hạnh thường sử dụng Zoom meeting để tạo lớp học trực tuyến vì nhận thấy đây là ứng dụng đơn giản, phù hợp với học sinh. Trong Zoom có nhiều tính năng hiệu quả, thầy cô cần tận dụng triệt để vì vừa bảo đảm tiết kiệm thời gian, tránh cần nhiều thao tác sử dụng.

Một số tính năng như: Điểm danh tự động qua Poll; tăng tương tác với học sinh qua reaction; chia phòng thảo luận nhóm (Breakout zoom); sử dụng immersive view để tuyên dương học sinh trong buổi học; sử dụng thêm camera để kết nối quan sát được bảng viết, trang vở.

Điều giáo viên thường băn khoăn nhất đó là tăng tính tương tác của học sinh với giáo viên, học sinh với học sinh và học sinh với tư liệu học tập.

Ứng dụng Classkick có thể giải tỏa băn khoăn nói trên.Điều thú vị là giáo viên dễ dàng quan sát thao tác của học sinh đang hiện trên màn hình.

Classkick rất tiện khi sử dụng các bài tập dạng kéo thả, phân loại, hay là nối. Đặc biệt, ứng dụng này còn cho phép học sinh trả bài dưới dạng âm thanh.

Cô Trần Phương Hạnh, Trường tiểu học Nguyễn Du (Hoàn Kiếm, Hà Nội) chia sẻ kinh nghiệm lựa chọn, sử dụng công cụ, phần mềm dạy học trực tuyến.
Cô Trần Phương Hạnh,  Trường tiểu học Nguyễn Du (Hoàn Kiếm, Hà Nội) chia sẻ kinh nghiệm lựa chọn, sử dụng công cụ, phần mềm dạy học trực tuyến.

Tương tự như classkick là Livework sheets. Livework sheets có nhiều dạng bài tập sinh động, dễ thực hiện, chấm soát bài bằng máy, giảm bớt khối lượng công việc của giáo viên.

Nhiều thầy cô cũng thích sử dụng các trò chơi học tập Quizzi, Kahoot, âm thanh, hình ảnh sống động; tư liệu lưu trên web nên không làm nặng máy; phần thống kê kết quả dưới dạng excel dễ dàng quan sát, chia sẻ, lưu trữ.

Trong quá trình dạy học, giáo viên các lớp 4,5 thường phải bổ sung các phần giải thích với các học sinh chưa hiểu rõ bài; giáo viên vẽ hình, viết phân số, vẽ sơ đồ. Với yêu cầu này, thầy cô có thể sử dụng bảng điện tử với ưu điểmphần trình chiếu rõ nét, không bị tay giáo viên che và dễ dàng thao tác

Sau giờ học

Các công việc sau giờ học, thầy cô có thể sử dụng ứng dụng Azota để thực hiện thu bài, chấm, lưu trữ bài rất thuận tiện.

Hiện nay,có rất nhiều công cụ, phần mềm dạy học, nhưng không phải công cụ là vạn năng; việc sử dụng quá nhiều phần mềm cũng không hẳn mang đến hiệu quả trong tiết dạy. Do đó, giáo viên cần cân nhắc lựa chọn sao cho phù hợp với đối tượng học sinh, mục đích sử dụng.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ