Mong sớm công bố kết quả cuộc thi Thiết kế bài giảng điện tử năm 2021

GD&TĐ - Khi năm học 2021 – 2022 vừa bắt đầu, Bộ GD&ĐT phát động cuộc thi Thiết kế bài giảng điện tử 2021. Thời điểm năm học sắp kết thúc, giáo viên mong sớm công bố kết quả từ ban tổ chức.

Ảnh minh hoạ/INT.
Ảnh minh hoạ/INT.

Có thể nói, cuộc thi thể hiện rõ tâm và tầm của Bộ GD&ĐT, mang lại giá trị ứng dụng thiết thực đối với mỗi giáo viên, nhất là trong bối cảnh dịch Covid-19 khiến việc dạy học trực tiếp bị gián đoán.

“Tâm” ở đây là giúp học sinh có nguồn tài nguyên để học vì dịch bệnh không được đến trường và truy cập một cách miễn phí; “Tầm” là hướng đến chuyển đổi số giáo dục của thời đại 4.0, để theo kịp các nước trong khu vực và thế giới.

Mặt khác, thông qua cuộc thi giúp Bộ GD&ĐT xây dựng kho học liệu số đủ lớn nhằm phục vụ cho học sinh trên toàn quốc. Đây là cuộc thi mang tính tự nguyện nhưng cá nhân tôi ủng hộ và hưởng ứng một cách tích cực vì nó rất hữu ích cho học sinh và cả giáo viên trên toàn quốc.

Đối với học sinh

Bộ GD&ĐT xây dựng kho học liệu số giáo dục là việc làm rất thiết thực, có tính nhân văn cao cả. Bởi, những bài được tuyển chọn đưa vào kho học liệu là những bài đạt giải nên rất chất lượng. Phần đông giáo viên bỏ nhiều công sức để làm ra những bài giảng chất lượng dựa trên nền tảng công nghệ thông tin.

Học sinh, ngoài việc học ở lớp thì có thể vào kho học liệu để nghe thêm những bài giảng chất lượng này. Kho học liệu có nhiều bài giảng hay và bổ ích được soạn công phu, nó giúp học sinh nghe lại nhằm củng cố và mở rộng kiến thức để bù đắp phần kiến thức thiếu sót do dịch bệnh không thể đến trường; đồng thời giúp học sinh làm bài kiểm tra và thi học kỳ đạt hiệu quả.

Kho học liệu này, giúp học sinh học được nhiều môn và thụ hưởng được nhiều năm; lúc nào không hiểu một nội dung nào đó thì học sinh có thể vào kho học liệu để tìm kiếm và coi như là người thầy thứ hai của mình.

Cá nhân tôi muốn Bộ duy trì kỳ thi này qua hàng năm để học sinh mọi miền tổ quốc được thụ hưởng bài giảng trong kho học liệu đủ lớn với những bài học có ứng dụng công nghệ thông tin.

Ảnh minh hoạ/INT.
Ảnh minh hoạ/INT.

Đối với giáo viên

Mặc dù, cuộc thi mang tự nguyện nhưng giáo viên trên toàn quốc và đủ mọi cấp hưởng ứng và tham gia rất tích cực.

Gần 42.000 bài giảng điện tử tham gia, có giáo viên tham gia cùng một lúc 2 đến 3 bài. Điều đó, thể hiện sức hút rất lớn của kỳ thi và mong muốn lớn lao của giáo viên đóng góp một phần nhỏ công sức của mình tạo ra những sản phẩm chất lượng giúp học sinh trên cả nước có nguồn tài nguyên để học. Số lượng bài dự thi nhiều sẻ giúp cho kho học liệu thêm phong phú và tăng tính lựa chọn cho học sinh khi truy nhập vào để học.

Như vậy, kho học liệu từ cuộc thi ra đời không chỉ phục vụ cho học sinh mà cũng phục vụ cho giáo viên. Giáo viên có thể truy cập vào kho học liệu số để tham khảo bài giảng của đồng nghiệm nhằm học hỏi kinh nghiệm để giúp cho việc soạn giảng của mình ngày một tiến bộ hơn.

Là một giáo viên phổ thông, tôi mong rằng, cuộc thi sẽ được duy trì hàng năm, là nơi trao đổi, học hỏi kiến thức cho các thầy cô trên cả nước. Số lượng bài dự thi nhiều là tín hiệu đáng mừng và thể hiện sức hút lớn của của kỳ thi. Song, thời điểm năm học sắp kết thúc, giáo  viên vẫn đang mong mỏi kết quả cuộc thi.

Giáo viên chúng tôi mong, Bộ giáo dục và Đào tạo sớm công bố kết quả cuộc thi. Điều này vừa kịp thời động viên tinh thần giáo viên, vừa bổ sung thêm tư liệu hay cho học sinh tham khảo, phục vụ ôn tập kiểm tra cuối năm.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Trường ĐH Thủy lợi tổ chức thăm và tặng quà gia đình có công ở tỉnh Bắc Giang. Ảnh: NTCC

Tri ân những mất mát, hy sinh

GD&TĐ - Ngành Giáo dục các địa phương, trường học đã có nhiều hoạt động để lan tỏa lòng biết ơn đến gia đình có công.

9 cách học làm người con hiếu thuận

9 cách học làm người con hiếu thuận

GD&TĐ - Người ta nói "nhìn cha mẹ sẽ ra con cái, nhìn con cái sẽ biết cha mẹ chúng là ai?”. Trước khi muốn làm cha mẹ tốt hãy học cách làm đứa con tử tế.

Trọng Văn (bên trái) tham gia thắp nến tri ân tại đền thờ liệt sĩ Thị trấn Mỏ Cày (Bến Tre). Ảnh: NVCC

Tuổi trẻ và tháng 7

GD&TĐ - Tháng 7, "thế hệ gen Z" tìm về nguồn cội, bày tỏ lòng tri ân sâu sắc với những người đã ngã xuống vì nền độc lập, tự do của Tổ quốc...

Buổi nghe kể chuyện về lịch sử của học sinh Trường THCS Vừ A Dính (Tuần Giáo) thông qua những bức ảnh về chiến dịch Điện Biên Phủ. Ảnh: Xuân Văn

Thắp sáng truyền thống cách mạng

GD&TĐ - Mỗi dịp Hè, ngành Giáo dục Điện Biên tổ chức nhiều hoạt động thiết thực nhằm thắp sáng truyền thống cách mạng, khơi dậy tinh thần yêu nước...