Kiev chuẩn bị dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu vũ khí

GD&TĐ - Vũ khí Ukraine sẽ lại xuất hiện trên thị trường quốc tế sau khi lệnh cấm xuất khẩu được dỡ bỏ?

Kiev chuẩn bị dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu vũ khí

Chính quyền Ukraine đang xem xét dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu vũ khí, được đưa ra vào năm 2022. Động thái này nhằm thu hút thêm nguồn tài chính để hỗ trợ sản xuất trong nước, đặc biệt là máy bay không người lái (UAV), tờ Financial Times (FT) cho biết.

Lệnh cấm xuất khẩu hàng hóa quân sự được Kyiv đưa ra nhằm đáp ứng nhu cầu ưu tiên của quân đội nước này trong bối cảnh xung đột.

Tuy nhiên ngày nay họ đang phải đối mặt với những hạn chế tài chính nghiêm trọng, không chỉ riêng lĩnh vực sản xuất máy bay không người lái, mà còn gặp khó khăn trong việc đầu tư vào nghiên cứu và phát triển hơn nữa lĩnh vực quốc phòng.

Các chuyên gia lưu ý rằng hiện tại, Lực lượng Vũ trang Nga đã vượt xa Quân đội Ukraine về số lượng UAV và tỷ lệ này được ước tính là 5 trên 1, thậm chí theo một số nguồn tin, con số là 10 trên 1.

detail-72bb9802dd810c01e79c1e2d17cf4620-4867.jpg
Ukraine sẽ xuất khẩu máy bay không người lái và một số phương tiện quân sự khác.

Người đứng đầu công ty Ukrspetssystems - ông Dmitry Khasapov được tờ Financial Times dẫn lời, đã xác nhận rằng Quân đội Ukraine đang thiếu hụt rất lớn máy bay không người lái. Để khắc phục tình trạng này, Kyiv có kế hoạch tìm kiếm nguồn tài chính mới và một trong những bước đi quan trọng có thể là nối lại xuất khẩu vũ khí.

Theo nghị sĩ Ukraine Alexander Marikovsky, việc cho phép xuất khẩu các sản phẩm quân sự, bao gồm cả máy bay không người lái, có thể mang lại cho Ukraine khoảng 20 tỷ USD. Nguồn vốn này không chỉ giúp đáp ứng nhu cầu của quân đội, mà còn mở rộng quy mô sản xuất thiết bị quân sự, đặc biệt là trong lĩnh vực UAV.

Một điểm độc đáo là Ukraine có thể "xuất khẩu tại chỗ", tức là sản xuất vũ khí theo đơn đặt hàng của các đối tác nước ngoài để cung cấp cho chính lực lượng vũ trang nước này như một phần của gói viện trợ quân sự.

Binh sĩ Nga triển khai máy bay trinh sát không người lái Orlan-10.
Theo Financial Times

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa ITN.

'Mở lòng' với ngành học mới

GD&TĐ - Nhiều sinh viên sốc khi bước vào năm học vì trót theo học ngành “lỡ trúng tuyển”. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng “dở khóc, dở cười này”.