Khi nào con bạn nên bắt đầu kiếm tiền?

GD&TĐ - Khi nói đến giáo dục tài chính cho con, kiếm tiền là một cách hiệu quả để học tập.

 Giáo dục về tài chính có thể bắt đầu từ lúc trẻ 5 tuổi. (Ảnh: ITN)
Giáo dục về tài chính có thể bắt đầu từ lúc trẻ 5 tuổi. (Ảnh: ITN)

Cho dù con bạn đang được trợ cấp hoặc đã biết kiếm tiền bằng những công việc làm thêm giản đơn,... giới chuyên gia luôn khuyến khích tiết kiệm tiền ở mọi lứa tuổi, điều đó có nghĩa là không có thời điểm giới hạn nào để trẻ bắt đầu kiếm tiền.

Suy ngẫm về việc kiếm tiền

Giáo dục về tài chính có thể bắt đầu từ lúc trẻ 5 tuổi, với một khoản trợ cấp. Một số chuyên gia gợi ý rằng, khoản trợ cấp nhỏ sẽ giúp con bạn bắt đầu hiểu được giá trị của đồng tiền. Sử dụng trợ cấp cho trẻ em cũng là cách để quan sát cách con bạn có thể đưa ra quyết định về tiết kiệm, chia sẻ và chi tiêu.

Khi những đứa trẻ lớn lên thành thanh thiếu niên, hãy khuyến khích chúng tự bổ sung tiền trợ cấp bằng tiền mặt kiếm được khi làm các công việc quanh khu phố: trông trẻ, chăm sóc cây hoặc bán nước chanh,...

Những công việc này sẽ dạy trẻ các kỹ năng sống quan trọng, chẳng hạn như có đạo đức làm việc tốt, đúng giờ, quan hệ khách hàng và tất nhiên là hiểu biết về tài chính. Cha mẹ cũng nên thường xuyên nói chuyện với con về tầm quan trọng của việc theo dõi thu nhập và lập ngân sách chi tiêu.

Tiết kiệm là chìa khóa để giáo dục tài chính cho trẻ em. (Ảnh: ITN)
Tiết kiệm là chìa khóa để giáo dục tài chính cho trẻ em. (Ảnh: ITN)

Thanh thiếu niên từ 15 tuổi trở lên đủ lớn để kiếm một công việc mùa hè. Những công việc đầu tiên nên vui vẻ, vì vậy hãy giúp con bạn tìm được công việc phù hợp. Nếu con bạn giỏi bơi lội, con sẽ rất vui khi được tham gia làm nhân viên cứu hộ tại một hồ bơi gần nhà.

Nếu con thích làm bánh, hãy giúp con có một công việc nhỏ ở tiệm bánh. Những đứa trẻ khác có thể tận hưởng bầu không khí làm việc tại một quán cà phê hoặc xe bán đồ ăn. Nếu chúng yêu thích công việc đầu tiên của mình, chúng sẽ hào hứng thảo luận về tất cả các khía cạnh công việc, bao gồm cả số tiền chúng đang kiếm được.

Dạy trẻ kỹ năng tài chính

Không bao giờ là quá sớm để dạy thói quen tiêu tiền và kiếm tiền. (Ảnh: ITN)
Không bao giờ là quá sớm để dạy thói quen tiêu tiền và kiếm tiền. (Ảnh: ITN)

Cho dù con bạn bao nhiêu tuổi, không bao giờ là quá sớm để dạy thói quen tiêu tiền và kiếm tiền. Sử dụng mọi khoảnh khắc bạn có thể để chứng minh các kỹ năng tài chính mà trẻ sẽ cần trong suốt cuộc đời. Đầu tiên, hãy cho trẻ biết cảm giác thỏa mãn khi tự kiếm được tiền. Hãy cho trẻ biết rằng bạn tự hào về những nỗ lực của chúng. Sau đó, dạy cho chúng những kỹ năng cần để thành công trong cuộc sống:

Lập ngân sách

Ở mọi lứa tuổi, hãy củng cố các nguyên tắc như “Tiết kiệm một số, chia sẻ một số, chi tiêu một số.” Đối với những đứa trẻ lớn hơn, hãy nói về cách lập ngân sách cho cuộc sống của chúng. Cùng nhau quyết định nên tiết kiệm bao nhiêu, chi tiêu bao nhiêu và cho đi bao nhiêu. Bảng tính ngân sách sẽ giúp trẻ đặt giới hạn chi tiêu, theo dõi chi tiêu, đặt một số mục tiêu để tiết kiệm cho những món đồ lớn hơn và xem số tiền tiết kiệm của chúng tăng lên.

Chuẩn bị cho tương lai của con

Nói chuyện cởi mở về một số chi tiêu của gia đình bạn. Sau đó, chỉ định các cách để con bạn tham gia. Trẻ nhỏ có thể chi một ít tiền cho món quà sinh nhật của một người bạn. Thanh thiếu niên sẽ học cách chi tiêu thông minh nếu chúng chịu trách nhiệm về một phần hóa đơn điện thoại của gia đình. Ngay cả những khoản đóng góp nhỏ cũng sẽ dạy trẻ rất nhiều về nghĩa vụ tài chính.

Tiết kiệm cho tương lai

Tiết kiệm là chìa khóa để giáo dục tài chính cho trẻ em. Đối với trẻ nhỏ, hãy giúp chúng giữ tiền bằng cách nuôi heo tiết kiệm. Đối với những thanh thiếu niên dám nghĩ dám làm, hãy tạo điều kiện để chúng mở tài khoản riêng, để chứng minh mức độ tiết kiệm tăng nhanh như thế nào theo thời gian.

Đảm bảo rằng con bạn thấy bạn tuân theo tất cả các quy tắc tài chính mà bạn nói với chúng và biến nó thành một trò chơi. Ví dụ, khi bạn đang ở cửa hàng tạp hóa, hãy hỏi con: “Chúng ta có 300 nghìn để chi cho đồ ăn dã ngoại. Con có thể giúp bố/ mẹ theo dõi khi chúng ta mua sắm để không chi tiêu quá nhiều không?”

Hoặc, trước khi bạn đến một khu mua sắm, hãy chia sẻ ngân sách của bạn với trẻ và tham khảo ý kiến của chúng: “Chúng ta chỉ có thể chi 200 nghìn cho ngày hôm nay”. Bằng cách này, trẻ sẽ đưa ra lựa chọn hợp lý.

Theo Americanheritagecu

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ