Kế hoạch phá hủy các nhà máy chế tạo vũ khí phương Tây ở Ukraine?

GD&TĐ - Giới chức Moscow đã nhiều lần tuyên bố coi các nhà máy sản xuất vũ khí phương Tây đặt ở Ukraine là những mục tiêu tấn công hợp pháp của Quân đội Nga.

Kế hoạch phá hủy các nhà máy chế tạo vũ khí phương Tây ở Ukraine?

Vừa qua, một số công ty quốc phòng lớn của các nước NATO đã bày tỏ ý định đặt các nhà máy lắp ráp tại Ukraine.

Công ty Đức Rheinmetall là công ty đầu tiên thông báo mở nhà máy.

Ngoài ra, công ty khổng lồ của Mỹ Northrop Grumann cũng có kế hoạch triển khai hoạt động sản xuất tên lửa và đạn pháo ở đây.

Tuy nhiên, kế hoạch của các nước NATO nhằm đặt các nhà máy lắp ráp gần vùng chiến sự ở Ukraine đã gặp phải vấn đề nghiêm trọng, nó xuất phát từ cả phương Tây, lẫn thực trạng ở Ukraine.

Ngày 29/6, người phát ngôn của NATO là bà Julianne Smith đã lên tiếng phàn nàn về tình trạng thiếu nhân sự kỹ thuật chất lượng cao, nhân công lao động và những khó khăn khác trong việc xây dựng các nhà máy chế tạo vũ khí ở Ukraine.

Vị nữ quan chức NATO người Mỹ nhấn mạnh, các nước phương Tây đang làm việc “không mệt mỏi” về khả năng chuyển giao dây chuyền công nghệ và hoạt động sản xuất vũ khí cho Ukraine, bởi trên thực tế, nhiều dây chuyền sản xuất đã đóng cửa từ nhiều năm trước nên cần phải có thời gian khôi phục vận hành.

Trong nỗ lực khởi động lại các dây chuyền sản xuất, các công ty phương Tây đang gặp phải tình trạng thiếu lao động đang diễn ra và một số quốc gia đang gặp khó khăn trong việc tìm kiếm những người có kỹ năng cần thiết đã về hưu để mời quay trở lại các dây chuyền sản xuất này.

Bên cạnh đó, việc thiếu nhân sự có trình độ trầm trọng cũng xuất hiện ở Ukraine, bởi đất nước đang ở trong tình trạng huy động tổng lực cho chiến tranh, hầu hết thanh niên đã tham gia quân đội, số khác bỏ ra nước ngoài, nhân sự tham gia vào lực lượng vũ trang còn đang khan hiếm, nói gì đến tuyển mộ công nhân cho các nhà máy vũ khí nước ngoài.

Do đó, các tập đoàn sản xuất vũ khí phương Tây đang tìm kiếm công nhân lành nghề ở các nước thứ ba cho các nhà máy tương lai của họ ở Ukraine, nhưng điều này cũng gặp khó khăn do Nga đã tuyên bố các nhà máy vũ khí phương Tây đặt ở Ukraine là các “mục tiêu hợp pháp” cần phải phá hủy của các Lực lượng Vũ trang Nga.

Việc Nga đe dọa tấn công phá hủy các nhà máy này đã khiến việc tuyển mộ nhân sự kỹ thuật từ các nước khác cũng gặp khó khăn do lo ngại về tình hình chiến sự ác liệt ở đất nước Ukraine.

Ngoài ra, còn có những khó khăn nhất định về chuỗi cung ứng toàn cầu và tốc độ di chuyển thiết bị qua các đại dương và vùng lãnh thổ.

Sau đó, hoạt động của các nhà máy cũng rất dễ bị đình đốn do hoạt động vận chuyển thiết bị và linh kiện đến lãnh thổ Ukraine sẽ thường xuyên bị gián đoạn bởi hoạt động tấn công bằng vũ khí tầm xa của Lực lượng Vũ trang Nga.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Theo đạo diễn Lương Đình Dũng, Nhà nước hay tư nhân trong lĩnh vực điện ảnh đều “là một nhà”.

Phim Nhà nước tìm cơ chế ra rạp

GD&TĐ - Hội thảo do Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam phối hợp với một số cơ quan văn hóa tổ chức diễn ra vào ngày 30/6.

Tiết học của cô và trò Trường THCS Nguyễn Văn Trỗi, huyện Ea Kar. Ảnh: Thành Tâm

Kiến tạo nguồn lực từ Nghị quyết Đảng

GD&TĐ - Ea Kar là địa phương đầu tiên của tỉnh Đắk Lắk ban hành Nghị quyết chuyên đề riêng theo tinh thần NQ29 của Đảng về đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT.