Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Thị Nghĩa chủ trì Hội nghị.
Dự hội nghị còn có các Vụ chức năng của Bộ GD&ĐT, Trường ĐH Thái Nguyên và đông đảo các thầy cô giáo làm công tác HSSV của các Sở GD&ĐT, trường ĐH, CĐ, TCCN khu vực phía Bắc....
Tại hội nghị, các đại biểu cũng đã được nghe báo cáo chuyên đề, thảo luận nhiều vấn đề về GD chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp cho HSSV theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; xây dựng mô hình công tác HSSV trong đào tạo theo tín chỉ; tổ chức quản lý và phát triển CLB rèn luyện kỹ năng cho HSSV của một số trường ĐH, CĐ, TCCN…
Ngoài ra, Hội nghị cũng đã dành thời gian để các đại biểu thảo luận, đánh giá thực trạng tình hình, các kết quả và mục tiêu cụ thể đã đạt được sau 4 năm thực hiện Chương trình. Bên cạnh đó, đánh giá những mặt còn tồn tại, những khó khăn, vướng mắc trong việc tổ chức thực hiện để từ đó đề ra định hướng, nhiệm vụ, giải pháp nhằm thực hiện tốt công tác HSSV trong giai đoạn tiếp theo.
Phát biểu tại Hội nghị, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Thị Nghĩa đánh giá cao và biểu dương những kết quả đã đạt được góp phần vào sự chuyển biến tích cực về công tác HSSV trong toàn hệ thống các trường ĐH, CĐ, TCCN của công tác HSSV trong thời gian qua.
Nhằm tiếp tục phát huy những thành tựu, các mục tiêu cụ thể đã đạt được, đồng thời khắc phục những hạn chế, khó khăn trong việc tổ chức thực hiện công tác HSSV giai đoạn tới, Thứ trưởng đề nghị lãnh đạo các trường, các cơ sở GD cần đẩy mạnh hơn nữa việc triển khai thực hiện tốt một số nội dung như: Tiếp tục nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của công tác HSSV trong tình hình mới.
Mỗi nhà trường cần có sự đầu tư thỏa đáng cả về nhân lực, vật lực để thực hiện tốt, đầy đủ các nội dung của công tác HSSV; Tăng cường GD tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống cho HSSV, gắn kết với việc đảm bảo ANTT trường học. Tăng cường các hoạt động tuyên truyền, phản đối lại các luận điểm sai trái, xuyên tạc chủ trương đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
Đổi mới hình thức, phương pháp và nội dung tuyên truyền, GD theo hướng phát huy tính chủ động, tích cực của HSSV; chủ động trang bị kiến thức, kỹ năng để HSSV tự phòng tránh các vấn đề tiêu cực ngoài xã hội; Đổi mới nội dung, phương pháp quản lý công tác HSSV phù hợp với đào tạo theo hệ thống tín chỉ.
Tiếp tục tổ chức, định hướng, hỗ trợ để phát triển hệ thống các CLB nghề nghiệp, công tác xã hội, văn hóa, văn nghệ, thể thao trong HSSV; Các nhà trường tiếp tục rà soát, chủ động tìm kiếm các giải pháp, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, đoàn thể, doanh nghiệp, nhà hảo tâm để giúp đỡ HSSV khó khăn về kinh tế nhằm thực hiện tốt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ là không để HSSV phải bỏ học vì không có khả năng đóng học phí và đảm bảo cuộc sống tối thiểu.
Đẩy mạnh công tác hướng nghiệp, tư vấn việc làm; tư vấn, hỗ trợ HSSV về phương pháp học tập, kỹ năng xã hội, kỹ năng nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu thực tiễn công việc sau khi tốt nghiệp. Tổ chức hiệu quả các dịch vụ phục vụ HSSV như: ký túc xá, nhà ăn, căng - tin SV, trông giữ xe, dịch vụ văn hóa, thể thao,… nhằm đảm bảo việc thuận tiện trong sinh hoạt, học tập và rèn luyện của HSSV; Đẩy mạnh công tác GDTC, phong trào văn hóa, văn nghệ, thể thao trong trường học; tăng cường công tác y tế, chăm sóc sức khỏe, xây dựng môi trường GD lành mạnh, an toàn, phòng chống tội phạm, bạo lực và tệ nạn xã hội trong HSSV; giúp HSSV phát triển toàn diện cả về thể chất và tinh thần…
Ban hành kế hoạch cụ thể, bố trí đủ nhân lực, kinh phí để triển khai các quy chế, quy định của Bộ GD&ĐT về công tác HSSV, chú ý các quy chế, quy định mới như: quy chế HSSV ngoại trú, nội trú, phòng chống tác hại của game online, quy định về việc đánh giá công tác HSSV theo từng năm học.
Tại Hội nghị, thay mặt Bộ GD&ĐT Thứ trưởng Nguyễn Thị Nghĩa đã trao Bằng khen của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT cho 11 tập thể có thành tích xuất sắc trong công tác HSSV giai đoạn 2012- 2016 khu vực phía Bắc.