Hỗ trợ thanh niên Hà Nội khởi nghiệp với chương trình OCOP

Các ban, ngành của TP Hà Nội sẽ hỗ trợ đoàn viên thanh niên một số huyện phát triển sản phẩm đặc trưng để tăng giá trị.

Các chuyên gia giải đáp thắc mắc của đoàn viên thanh niên huyện Gia Lâm về OCOP.
Các chuyên gia giải đáp thắc mắc của đoàn viên thanh niên huyện Gia Lâm về OCOP.

Sáng nay (25/12), Văn phòng điều phối Nông thôn mới Hà Nội phối hợp với Thành đoàn Hà Nội, báo Tuổi trẻ Thủ đô, Huyện đoàn Gia Lâm tổ chức chương trình “Hội thảo Thanh niên khởi nghiệp với chương trình OCOP (mỗi xã một sản phẩm) TP Hà Nội” năm 2020.

Chương trình được tổ chức nhằm tiếp tục cổ vũ, hỗ trợ thanh niên phát huy vai trò xung kích, tình nguyện tham gia phát triển kinh tế - xã hội; Tích cực tham gia chương trình OCOP; Tạo cơ hội cho thanh niên được trang bị kiến thức, kỹ năng khởi nghiệp thông qua các chương trình tập huấn, tuyên truyền; Hỗ trợ hoàn thiện, nâng cấp sản phẩm; ươm mầm phát triển đội ngũ doanh nghiệp, có triển vọng phát triển tốt trong tương lai.

Chương trình cũng tạo môi trường, điều kiện kết nối cho thanh niên Hà Nội với các doanh nghiệp, các chuyên gia kinh tế, chính quyền địa phương, tạo thuận lợi trong sản xuất và thương mại hóa sản phẩm - dịch vụ nông, lâm nghiệp, thủy sản địa phương.

Phát biểu khai mạc hội thảo, ông Nguyễn Mạnh Hưng- Tổng Biên tập Báo Tuổi trẻ Thủ đô cho hay: “Thực hiện chương trình công tác của Đoàn Thanh niên TP, Báo Tuổi trẻ Thủ đô phối hợp với Văn phòng điều phối Nông thôn mới Hà Nội tổ chức chương trình hội thảo “Thanh niên khởi nghiệp với chương trình OCOP” tại các huyện Thanh Oai, Mỹ Đức, đặc biệt Gia Lâm là nơi có rất nhiều sản phẩm đăng ký đạt chứng nhận OCOP”.

Chương trình sẽ hướng tới hỗ trợ cho các đối tượng là đoàn viên thanh niên tại các huyện nêu trên, từ đó, các bạn trẻ áp dụng vào thực tiễn để ngày càng nhiều mô hình trên địa bàn được công nhận là sản phẩm OCOP và hướng tới đạt sản phẩm OCOP ở cấp 3 - 4 đến 5 sao trong thời gian sớm nhất.

Tại hội thảo, các chuyên gia, đại diện ban ngành đã giải đáp các thắc mắc của đoàn viên thanh niên huyện Gia Lâm xoay quanh việc phát triển sản phẩm OCOP, mở rộng thị trường tiêu thụ, nâng cao giá trị sản phẩm…

Đoàn viên, thanh niên huyện Gia Lâm cũng được nghe chia sẻ kinh nghiệm khởi nghiệp của 4 mô hình, sản phẩm tiêu biểu thuộc huyện Gia Lâm là: Trung tâm phát triển hoa cây cảnh; Mô hình sản phẩm nông sản 3 miền; Mô hình sản phẩm tinh bột nghệ, tinh dầu “Bà Bé” và Rau an toàn xã Văn Đức.

Theo anninhthudo.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Thiếu tướng Phan Thanh Giảng - nguyên Phó Chủ nhiệm Chính trị Quân chủng Phòng không - Không quân, nguyên chiến sĩ Sư đoàn 341 Quân đoàn 4.

Cháy rực khát vọng thống nhất

GD&TĐ - Ký ức hào hùng về Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử vẫn in đậm trong tâm trí những người chiến sĩ giải phóng quân năm xưa.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp cùng Thượng tướng Hoàng Minh Thảo, Tư lệnh Mặt trận Tây Nguyên. Ảnh: Tư liệu

Người Anh cả huyền thoại

GD&TĐ - Trong bức thư gửi lực lượng vũ trang cả nước nhân kỷ niệm Ngày thành lập Quân giải phóng Việt Nam (nay là Quân đội Nhân dân Việt Nam) - 22/12/1949, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: “Quân đội ta quen gọi Đại tướng Tổng Tư lệnh là Anh cả. Cách gọi thân ái đấy đúng với tinh thần lịch sử của quân đội ta”.

Bức ảnh lịch sử do nhà báo Trần Mai Hưởng chụp trưa 30/4/1975. Ảnh: TTXVN.

Bức ảnh để đời của Nhà báo Trần Mai Hưởng

GD&TĐ - Hơn 10 năm làm phóng viên chiến trường, nhà báo Trần Mai Hưởng - nguyên Tổng Giám đốc Thông tấn xã Việt Nam đã chụp bức ảnh “Xe tăng quân giải phóng tiến vào Dinh Độc Lập trưa 30/4/1975”. 

Các toa xe điện với những chủ đề khác nhau đều đưa du khách tới với… Hà Nội xưa.

Hà Nội xưa gói gọn trong những toa xe lửa

GD&TĐ - 'Tuyến tàu điện số 6' ra đời nhằm tạo sự kết nối liền mạch các điểm đến ở phường Trúc Bạch, bắt đầu từ đường Thanh Niên, nối vào khu phố đi bộ.