Phát động Chương trình khởi nghiệp từ OCOP trong thanh niên, sinh viên

GD&TĐ -“Khởi nghiệp ở đây là phải đối mới sáng tạo, đưa hàm lượng khoa học công nghệ và quản trị mới vào các sản phẩm nông nghiệp, để thổi hồn cho các sản phẩm địa phương nhưng mang tính chất toàn quốc, toàn cầu”- Đó là lưu ý của Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ tại lễ phát động Chương trình khởi nghiệp từ OCOP trong thanh niên, sinh viên mới diễn ra ngày 8/1 tại Trường ĐH Nông Lâm TPHCM.

Phát động Chương trình khởi nghiệp từ OCOP trong thanh niên, sinh viên

Sự kiện do Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh phối hợp với Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (NN&PTNT) phốí hợp tổ chức.

Tại lễ phát động Chương trình khởi nghiệp, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cho biết;  Chính phủ đã và đang xây dựng một quỹ đầu tư mạo hiểm để triển khai luật hỗ trợ Doanh nghiệp nhỏ và vừa, Quỹ này của Chính phủ nhưng do Bộ Kế hoạch - Đầu tư bảo trợ. Mục tiêu chính là hỗ trợ, tài trợ vốn cho các dự án đầu tư khởi nghiệp sáng tạo đã được xét chấp thuận và có tính khả thi cao.

Phó thủ tướng cũng nhìn nhận; vốn đầu tư trong lĩnh vực khởi nghiệp, nhất là khởi nghiệp lĩnh vực đổi mới sáng tạo thì rủi ro không phải nhỏ. Ngay cả những nước đi đầu về khởi nghiệp như Israel tỉ lệ thành công của khởi nghiệp cũng chỉ 60-70%. Vì vậy các nguồn vốn cho khởi nghiệp này không thể huy động từ ngân hàng vì lĩnh vực rủi ro của ngân hàng là rủi ro hệ thống, do đó chúng ta cần phải tập trung nhiều vào các quỹ đầu tư mạo hiểm của tư nhân.

Phó thủ tướng Vương Đình Huệ thăm hỏi sinh viên ĐH Nông Lâm TPHCM
 Phó thủ tướng Vương Đình Huệ thăm hỏi sinh viên ĐH Nông Lâm TPHCM

“Tôi đề nghị Bộ NN&PTNT, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh theo dõi, xét chọn và đề xuất những dự án tốt để giới thiệu với các quỹ đầu tư mạo hiểm của tư nhân, quỹ đầu tư của Chính phủ... để họ quyết định đầu tư cho các dự án này. Sau khi chúng ta thành công bước đầu thì các ngân hàng sẽ tiếp tục đầu tư bổ sung vào các giai đoạn sau để phát triển các DN khởi nghiệp này đi lên”- Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ lưu ý.

Chia sẻ với hàng ngàn sinh viên và đội ngũ thầy cô giáo Trường ĐH Nông Lâm TPHCM, Phó thủ tướng Vương Đình Huệ cho biết; Sau gần 10 năm thực hiện việc xây dựng nông thôn mới (nhằm triển khai Nghị quyết về tam nông của Chính phủ) đến nay chúng ta có 42,3% số xã, 61 huyện, 3 tỉnh, thành (Đồng Nai, Nam Định, Đà Nẵng) trong toàn quốc đạt tiêu chuẩn nông thôn mới.

Chương trình OCOP với mục tiêu gia tăng giá trị những sản phẩm của địa phương, có cả sản phẩm nông nghiệp. Trong đó, mong muốn là chúng ta gia tăng hàm lượng khoa học công nghệ, và xây dựng thương hiệu cho nó để những sản phẩm có tính chất là địa phương nhưng sẽ trở thành những sản phẩm của vùng, của quốc gia và tham gia sâu rộng vào chuỗi giá trị.

“Chương trình trên được phát động từ tháng 5 năm ngoái nhưng hiện nay đã có trên 30 tỉnh, thành trên cả nước đã phê duyệt những chương trình cụ thể với khoảng 34 nghìn sản phẩm và trung ương và địa phương sẽ đầu tư vào đây trực tiếp và gián tiếp khoảng 15 nghìn tỉ đồng để triển khai chương trình này.

Nhiều sản phẩm đã được tung ra thị trường với chất lượng và giá cả cạnh tranh. Đây là một lĩnh vực rất cần thiết mà sinh viên và thanh niên hoàn toàn có thể tham gia để cho chương trình thành công như chúng ta mong đợi.

Chúng tôi kêu gọi các thầy cô giáo ở các trường, sinh viên các trường, thanh niên ở các địa phương trực tiếp tham gia và các mô hình khởi nghiệp đối với các sản phẩm nông nghiệp, sản phẩm từ kinh tế nông thôn mà liên quan đến OCOP”- Phó thủ tướng Vương Đình Huệ nói.

Phó thủ tướng Vương Đình Huệ cùng các đại biểu khi tham quan các gian hàng triển lãm tại buổi lễ
Phó thủ tướng Vương Đình Huệ cùng các đại biểu khi tham quan các gian hàng triển lãm tại buổi lễ  

Tại buổi lễ, Bộ NN&PTNT cùng Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đã ký kết "Kế hoạch phối hợp triển khai khởi nghiệp từ chương trình Mỗi xã một sản phẩm - OCOP trong thanh niên, sinh viên giai đoạn 2019-2020".

Chương trình OCOP viết tắt của chương trình “Mỗi xã, phường một sản phẩm” (One commune one product - OCOP)

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Lá bài cuối cùng

GD&TĐ - Sau hơn một năm xung đột dữ dội, cả dải đất Gaza gần như đã bị biến thành đống đổ nát và trở thành một cuộc khủng hoảng nhân đạo tồi tệ.