Theo kết quả khảo sát gần đây của hai giảng viên về thực trạng dạy - học ngoại ngữ và nhu cầu bồi dưỡng chuyên môn của giáo viên, bản thân giáo viên có nguyện vọng được bồi dưỡng và cung cấp kiến thức về việc sử dụng và điều chỉnh giáo trình/tài liệu giảng dạy/tài liệu tham khảo hiệu quả và phù hợp với người học.
Từ thực tiễn khách quan, giảng viên Lại Thị Phương Thảo, Nguyễn Thị Phương Thảo, đề xuất bảng tổng hợp một số kĩ thuật thường dùng trong việc thay đổi tài liệu sau đây:
Kĩ thuật | Vấn đề | Đề xuất giải pháp |
Mở rộng TL | Bài tập/nhiệm vụ quá ngắn Người học cần được luyện tập nhiều hơn | Viết thêm câu hỏi, hoặc nối tiếp hoạt động theo cùng format |
Rút ngắn TL | Bài tập/nhiệm vụ quá dài Người học không cần luyện tập theo hình thức này | Chọn lọc hoạt động Chia nhỏ các hoạt động/nhiệm vụ cho từng HS |
Thay đổi dạng thức hoạt động/nhiệm vụ | Hoạt động/nhiệm vụ không phù hợp với phong cách học của HS Bản thân GV muốn có sự thay đổi SGK thường lặp lại một hoạt động | Thay đổi hình thức hoạt động (ví dụ từ hoạt động cá nhân chuyển sang hoạt động theo nhóm/lớp) |
Thay đổi độ khó của TL | Bài đọc/nghe/hoạt động quá dễ hoặc quá khó | Nâng độ khó của hoạt động (ví dụ yêu cầu HS trả lời, hoặc đưa ra dự đoán cho câu hỏi đọc hiểu trước khi đọc) Giảm độ khó của TL (ví dụ chia thành các phần nhỏ) |
Sắp xếp lại TL | Hoạt động trong bài thường đi theo một trật tự nhất định Người học cần được học hoặc luyện tập theo một trật tự mới | Thay đổi trật tự của hoạt động theo một triết lí nhất định mà GV có thể kiểm soát được |
Dùng TL mới | TL hiện có không phù hợp với trình độ, nhu cầu hoặc sở thích của HS; hoặc gây trở ngại trong quá trình giảng dạy của GV (thường liên quan tới yếu tố văn hóa hay thời gian) | Sử dụng thông tin quen thuộc và hấp dẫn với HS hơn (ví dụ thay đổi chọn một nhân vật khác) Thay đổi toàn bộ hoạt động (ví dụ chuyển từ kĩ năng nghe sang kĩ năng đọc) |