Kỹ thuật thay đổi tài liệu dạy học tiếng Anh

GD&TĐ - Tại Hội thảo "Nâng cao chất lượng dạy học môn tiếng Anh giáo dục trung học vùng Tây Bắc, Tây Nguyên và Tây Nam Bộ", hai giảng viên Lại Thị Phương Thảo, Nguyễn Thị Phương Thảo - Trường Đại học Ngoại ngữ (Đại học Quốc gia Hà Nội) đã có tham luận và gợi ý một số kỹ thuật biên tập hoặc thay đổi tài liệu dạy - học, nhằm đạt hiệu quả cao nhất.

Giáo viên cần linh hoạt cung cấp thêm phần minh họa các tình huống đưa ra lời khen để học sinh được tiếp cận thực tế nhiều hơn. Ảnh minh họa/internet
Giáo viên cần linh hoạt cung cấp thêm phần minh họa các tình huống đưa ra lời khen để học sinh được tiếp cận thực tế nhiều hơn. Ảnh minh họa/internet

Báo Giáo dục & Thời đại xin lược trích 2 trong số kỹ thuật trên, gồm: Mở rộng tài liệu, thay đổi độ khó của tài liệu.

Mở rộng tài liệu

Việc thay đổi tài liệu cần được giáo viên thực hiện với sự kết hợp hài hòa các yếu tố liên quan tới kế hoạch giảng dạy, trình độ và nhu cầu của học sinh, đặc điểm lớp học và dạng thức hoạt động phù hợp. Mỗi lớp học lại có những đối tượng học sinh với trình độ khác nhau; vì vậy, giáo viên cần linh hoạt áp dụng các kỹ thuật thay đổi tài liệu với các bước thực hiện phù hợp và có tính khả thi.

Giảng viên Lại Thị Phương Thảo, Nguyễn Thị Phương Thảo lấy ví dụ: SGK tiếng Anh (TA) 12 – Unit 2 – Speaking: Giving compliments.

Mục đích bài học là cung cấp các cấu trúc câu hoặc cách diễn đạt trong việc đưa ra lời khen phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp, đồng thời giúp học sinh phát triển kĩ năng giao tiếp liên quan tới đưa ra lời khen trong giao tiếp hàng ngày.

Theo sách giáo khoa, tiết học kỹ năng nói theo chủ đề “Giving compliments” được chia làm 3 phần. Phần 1 là làm quen với những hội thoại có yếu tố lời khen mang phong cách văn hóa phương Tây bằng cách đọc một số đoạn trao đổi.

Phần 2 luyện tập việc đưa ra lời khen trong một số tình huống giao tiếp cụ thể với một số cấu trúc câu cho sẵn. Phần 3 luyện tập tự do hơn, với hoạt động làm việc theo cặp và chia sẻ những gì bản thân đã đạt được.

Tuy nhiên, nếu tuân theo các hoạt động này, học sinh có khả năng gặp khó khăn trong việc hình dung một tình huống đưa ra lời khen trong giao tiếp hàng ngày như thế nào. Vì ở đây học sinh mới chỉ được đọc hội thoại, chưa được nghe hoặc xem.

Với mục tiêu phát triển năng lực giao tiếp của học sinh, giáo viên cần linh hoạt cung cấp thêm phần minh họa các tình huống đưa ra lời khen để học sinh được tiếp cận thực tế nhiều hơn.

Theo đề xuất của giảng viên Lại Thị Phương Thảo và Nguyễn Thị Phương Thảo, giáo viên cung cấp thêm video minh họa tình huống giao tiếp có sử dụng lời khen từ trang website: https://learnenglish.britishcouncil.org/en/how/how-pay-compliment

Đây là phần lời thoại:

Man:

Good morning!

Woman:

Morning

Man:

By the way, I just wanted to say well done on clinching that deal!

Woman:

Oh , thanks! It wasn’t too difficult.

Man:

You’re being modest! You did really well.

Woman:

Thank you.

Man:

You’re a great Manager, you know.

Woman:

Do you think so?

Man:

Oh yeah.

Woman:

I appreciate that. (pause)

Man:

Have you cut your hair?

Woman:

Oh yes, I did actually. Thanks for noticing!

Man:

Where did you get it done?

Woman:

Oh, just that place on the high street.

Man:

They did a great job and it looks great with the outfit.

Woman:

Do you think so?

Man:

Oh yeah. Very … fashionable.

Woman:

Oh, it’s just an old thing.

Man:

Well, you’ve got a great sense of style.

Woman:

Thank you, you too.

Man:

Thank you. (pause)

Man:

Nice perfume, too. Is that Dream?

Woman:

Well yes it is, actually.

Man:

You wear it well.

Woman:

I’m flattered.

Man:

My pleasure.

Woman:

Listen, do you want something?

Man:

No. I’m just being polite, you know.

Woman:

Hmmm.

Hoạt động: Sau khi dẫn dắt học sinh vào phần xem video, và học sinh được xem video 1 hoặc 2 lần (tùy vào trình độ lớp), giáo viên yêu cầu học sinh thực hiện một số hoạt động như sau:

1. Put the topics of the conversation in the order you hear them:

1. The woman’s clothes

2. The woman’s professsional skills

3. A visit to the hairdresser

4. A business agreement

5. What the man can smell

6. The woman’s fashion sense

2.

Take notes the compliments that the man gives to the woman, recognizing the differences of his compliments in formal and informal topics

Việc thay đổi tài liệu cần được giáo viên thực hiện với sự kết hợp hài hòa các yếu tố liên quan tới kế hoạch giảng dạy, trình độ và nhu cầu của học sinh. Ảnh minh họa/internet
Việc thay đổi tài liệu cần được giáo viên thực hiện với sự kết hợp hài hòa các yếu tố liên quan tới kế hoạch giảng dạy, trình độ và nhu cầu của học sinh. Ảnh minh họa/internet

Thay đổi độ khó của tài liệu

Ví dụ: tiếng Anh 10 – Unit 2 – Language Focus – Word Study: Compound Adjectives = Noun + Adjective.

Lưu ý: Sách giáo khoa cung cấp 5 tính từ ghép dưới dạng danh từ + tính từ, với HS các lớp chuyên ngữ, các em cần được bổ sung nhiều hơn.

Giáo viên có thể cân nhắc với lớp yếu hơn chẳng hạn: Cung cấp thêm các tính từ ghép có cùng đặc điểm cấu tạo với các từ trong sách với lớp khá hơn: cung cấp các tính từ ghép được cấu tạo theo các cách khác nhau như: Tính từ + phân từ quá khứ (old-fashioned), tính từ + phân từ hiện tại (hard-working), trạng từ + phân từ quá khứ (well-prepared), tính từ + danh từ (last-minute).

Sau đây là các bước cần thực hiện:

Bước 1: Giáo viên lựa chọn 8-12 cụm từ (trong đó bao gồm 5 cụm từ có sẵn trong SGK), truy cập trang http://www.wordle.net/để tạo thành 1 bản tập hợp các từ đơn lẻ trong cụm từ theo hướng bất kì hoặc theo chủ ý của giáo viên.

Ví dụ 1: Dành cho lớp yếu hơn, chỉ tập hợp các tính từ ghép được cấu tạo theo dạng danh từ + tính từ:

Ví dụ 2: Dành cho lớp khá hơn, cung cấp thêm 2 hoặc 3 cách kết hợp tính từ ghép, tùy theo năng lực của học sinh.

Bước 2: Thực hiện trên lớp (15 phút)

Chia học sinh thành các nhóm nhỏ gồm 4-5 học sinh

Phát handout trên cho các nhóm, nên chuẩn bị mỗi học sinh một bản

Trong vòng 2-5 phút (giáo viên chủ động mốc thời gian quy định tùy vào số lượng từ cần nối và tính cạnh tranh của hoạt động) các nhóm làm việc để hình thành tất cả các tính từ ghép có thể, lưu ý một từ có thể được dùng lại nhiều lần miễn là có nghĩa (ví dụ: từ “made” trong “man-made” và “home-made”)

Hết thời gian cho phép, các nhóm nộp sản phẩm, giáo viên cung cấp đáp án và yêu cầu các nhóm chấm chéo

Sau khi kết thúc hoạt động, giáo viên yêu cầu học sinh phát biểu, chủ động tìm ra cách tạo thành tính từ, những lưu ý khi cấu tạo tính từ ghép (nếu là dạy bài mới); hoặc tổng hợp lại các cách tạo thành tính từ ghép đã được học (nếu là ôn tập bài cũ).

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Người dân bắt cá thòi lòi bằng xà di lưới.

Nghề độc, lạ vùng Đất Mũi

GD&TĐ - Nằm nơi vị trí địa đầu Tổ quốc, Cà Mau là địa phương có nhiều đặc sản nổi tiếng và nhiều nghề độc, lạ.