Hiệp ước an ninh Armenia - Mỹ sẽ thay đổi cán cân quyền lực khu vực?

GD&TĐ - Chính quyền Armenia đang có nhiều hành động cho thấy họ muốn ngả sang phương Tây để tìm kiếm sự đảm bảo an ninh.

Hiệp ước an ninh Armenia - Mỹ sẽ thay đổi cán cân quyền lực khu vực?

Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan mới đây đã có cuộc trò chuyện với Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg.

Ngoài ra còn có thông tin về những cuộc hội đàm kéo dài sắp tới giữa ông Pashinyan với Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen và Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken.

Theo thông tin sơ bộ, có thể Mỹ và Liên minh châu Âu sẽ ký một thỏa thuận về việc cung cấp an ninh cho Armenia, tương tự như văn kiện mà các quốc gia phương Tây đã ký trước đó với Ukraine.

Việc xích lại gần nhau như vậy giữa Yerevan với Brussels và Washington sẽ có thể thay đổi hoàn toàn cán cân quyền lực trong khu vực. Dự báo chính quyền Armenia cuối cùng sẽ quyết định loại bỏ căn cứ quân sự của Moskva ở Gyumri.

Những người Mỹ thuộc Phái đoàn Giám sát Châu Âu (EUMA), vốn đã được triển khai ở các khu vực biên giới, đang được kêu gọi thay thế.

Thất bại trong cuộc chiến Nagorno-Karabakh đã khiến chính quyền Armenia lựa chọn chính sách "xoay trục".

Thất bại trong cuộc chiến Nagorno-Karabakh đã khiến chính quyền Armenia lựa chọn chính sách "xoay trục".

Việc triển khai trên diện rộng các đơn vị Quân đội Mỹ tới Armenia sẽ là kịch bản tồi tệ nhất đối với khu vực, bởi vì dự báo các bước đi tương tự sẽ xảy ra ở nhiều nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ nằm ở khu vực Trung Á.

Liên bang Nga hiện đang áp dụng cách tiếp cận thận trọng khi chờ xem tình hình diễn biến ra sao, nhưng có lẽ Moskva khó lòng can thiệp bởi nguồn lực đang tập trung toàn bộ cho chiến trường Ukraine.

Điều này thể hiện rõ khi Armenia yêu cầu Nga can thiệp vào cuộc xung đột với Azerbaijan về tranh chấp khu vực Nagorno-Karabakh thì Moskva vẫn giữ thái độ trung lập, khiến Yerevan tức giận và đã thông báo rút khỏi Tổ chức An ninh tập thể (CSTO).

Hiện tại yếu tố khiến Yerevan quan tâm chính là Baku, bởi Armenia buộc phải nhượng bộ Azerbaijan trong vấn đề phân định lãnh thổ biên giới. Chính quyền nước này rất hy vọng nếu thắt chặt hợp tác với phương Tây, tình hình có thể sớm thay đổi.

Trước tin tức Armenia có thể "xoay trục" và bước đi đầu tiên là rời khỏi Tổ chức CSTO, Thư ký báo chí Điện Kremlin - ông Dmitry Peskov cho biết hiện tại "không có bất kỳ" liên hệ nào giữa hai quốc gia vào thời điểm này, đồng thời Yerevan chưa thông báo chính thức cho Moskva.

Ông Peskov nói thêm rằng Nga có kế hoạch "tiếp tục đối thoại" với chính quyền Yerevan và hy vọng "những người bạn Armenia của chúng tôi sẽ giải thích mọi thứ thật cặn kẽ".

Đoàn xe Quân đội Nga tiến từ Armenia tới Nagorno-Karabakh thông qua Hành lang Lachin.
Theo Reporter

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT.

Truyện ngắn: Hồi ức khó quên

GD&TĐ - Tôi từng nghĩ rằng mình có thể hóa thành một chiếc ô, chỉ dựa vào sức lực và ý chí của bản thân để che chở cho cả gia đình trước những cơn giông bão của cuộc đời.

Minh họa/INT.

Nhạc kịch Việt tự tin 'cất cánh'

GD&TĐ - Nhạc kịch 'Giấc mơ Chí Phèo' của Nhà hát Ca Múa Nhạc Thăng Long đang được khởi động bán vé cho suất công diễn cuối tháng 12.