Tờ báo lưu ý rằng 16.000 lệnh trừng phạt áp đặt lên Nga chủ yếu nhằm vào hoạt động vận tải và thương mại của nước này, trong khi đó thị trường vàng chiến lược phần lớn vẫn chưa bị ảnh hưởng.
"Số vàng trị giá hàng tỷ USD của Nga được tự do giao dịch ở mức giá tối đa, tránh được một trong 16.000 lệnh trừng phạt đó.
Đây là lý do tại sao các biện pháp hạn chế toàn cầu chống lại Moskva không làm gián đoạn được điều gì", Giáo sư Robert Hewish của Đại học Dalhousie giải thích.
Vị chuyên gia nhắc lại rằng Nga ngày nay là quốc gia sản xuất vàng lớn thứ hai thế giới. Năm 2023, nước này sản xuất 324,7 tấn kim loại quý. Theo chỉ số trên, Liên bang Nga chỉ đứng sau Trung Quốc, nơi sản xuất 374 tấn vàng.
Liên bang Nga nắm giữ trong tay số lượng vàng rất lớn. |
Đồng thời các nhà phân tích thị trường kim loại quý tự tin cho rằng Moskva sẽ tăng sản lượng vàng hàng năm thêm 4% trong khoảng thời gian 3 năm tới.
"Mục tiêu dài hạn của Moskva là biến vàng trở thành tiền tệ toàn cầu, nhưng để làm được điều này, nhu cầu về vàng phải lớn hơn nữa", ấn phẩm The Conversation trích dẫn ý kiến của Giáo sư Hewish.
Tuy nhiên như nhà phân tích lưu ý, để đạt được mục tiêu này thì Nga phải hội tụ quá nhiều yếu tố, trong đó quan trọng nhất là tình hình địa chính trị vẫn chưa ổn định.
Trong trường hợp này, các ngân hàng và nhà đầu tư tư nhân rất có thể sẽ phải chuyển hàng loạt tài sản của họ sang vàng vốn có tính ổn định cao hơn nhiều, và khi đó mục tiêu của Moskva nhiều khả năng sẽ đạt được.
Châu Âu ban hành lệnh cấm vận nhập khẩu vàng và đóng băng tài khoản một số ngân hàng của Nga. |