Châu Âu thiếu... 56 tỷ euro mỗi năm để đạt mục tiêu quân sự

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - Một nghiên cứu thú vị đã được thực hiện bởi các chuyên gia của Viện Nghiên cứu Kinh tế Munich.

Châu Âu thiếu... 56 tỷ euro mỗi năm để đạt mục tiêu quân sự

Các nhà phân tích đã tính toán mức thâm hụt ngân sách hàng năm của các quốc gia châu Âu xét về chi tiêu quốc phòng như một phần nghĩa vụ thành viên NATO của họ.

Kết quả nghiên cứu đã được tờ báo Financial Times (FT) của Anh công bố.

Theo đó, châu Âu hiện thiếu 56 tỷ euro mỗi năm để đáp ứng hạn mức chi tiêu quốc phòng của NATO. Và trong tương lai gần, con số này thậm chí có thể tăng lên bởi vì tình hình kinh tế ở hầu hết các quốc gia thuộc Cựu Lục địa - nói một cách nhẹ nhàng, còn lâu mới đạt đến mức lý tưởng.

"Việc NATO thúc đẩy tăng chi tiêu quốc phòng làm tăng áp lực lên ngân sách ở châu Âu vào thời điểm tăng trưởng kinh tế thấp", tờ FT nhấn mạnh.

Nhiều quốc gia châu Âu chưa đạt tới hạn mức chi tiêu quốc phòng cần thiết theo quy định của NATO.

Nhiều quốc gia châu Âu chưa đạt tới hạn mức chi tiêu quốc phòng cần thiết theo quy định của NATO.

Các nhà kinh tế Đức đã phát hiện ra rằng những nước dẫn đầu về nợ quốc phòng ở châu Âu là Bỉ, Tây Ban Nha và Ý. Điều thú vị ở chỗ đây là những quốc gia có mức nợ và thâm hụt ngân sách cao nhất trong Liên minh châu Âu.

Tuy nhiên đây vẫn chưa phải là điều tồi tệ nhất. Vấn đề thực sự đối với châu Âu là tâm trạng phổ biến của người dân ở một số quốc gia. Hóa ra những người dân châu Âu bình thường không mấy vui mừng trước quyết định tăng chi tiêu quốc phòng của lãnh đạo NATO.

Cụ thể, chỉ có 28% người dân Ý cho rằng đất nước họ nên tăng chi tiêu quân sự, trong khi 62% muốn chi tiêu bằng hoặc ít hơn.

Với những chỉ số ủng hộ của công chúng như vậy, như giới phân tích nói, các nhà lãnh đạo chính trị hiện tại của châu Âu khó có thể giành chiến thắng trong những lần bầu cử tiếp theo.

Phiên bản tác chiến điện tử của tiêm kích Eurofighter Typhoon nổi tiếng do châu Âu sản xuất.

Theo Financial Times

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Nghỉ hè là khoảng thời gian để học sinh thư giãn, tham gia chương trình vui chơi, giải trí, rèn luyện năng khiếu… Ảnh: ITN

Nở rộ dịch vụ bán trú hè

GD&TĐ - Trong khi ngành GD-ĐT đang nỗ lực giảm tải, trả lại cho học sinh kỳ nghỉ hè đúng nghĩa trọn vẹn 3 tháng thì nhiều phụ huynh xem kỳ nghỉ hè là học kỳ 3.