Hàn Quốc: Sinh viên quốc tế tăng gấp 10 lần

GD&TĐ - Các trường đại học Hàn Quốc đang chứng kiến sự thay đổi lớn do số lượng sinh viên quốc tế tăng đột biến.

Sinh viên quốc tế đến Hàn Quốc tăng gấp 10 lần trong 2 thập kỷ.
Sinh viên quốc tế đến Hàn Quốc tăng gấp 10 lần trong 2 thập kỷ.

Theo thống kê của Bộ Giáo dục Hàn Quốc, số lượng sinh viên quốc tế ở nước này tăng đều đặn trong nhiều thập kỷ, bất chấp ảnh hưởng của dịch Covid-19. Đến năm 2023, con số này đạt 181.842 người, cao hơn gấp đôi so với 10 năm trước (85.923 người) và gấp 10 năm 2024 (16.832 người).

Nền tảng của sinh viên quốc tế cũng gia tăng tính đa dạng. Trong khi sinh viên châu Á chiếm 89% tổng số, khoảng 6% đến từ châu Âu; 2,3% đến từ Bắc Mỹ; 1,5% đến từ châu Phi và dưới 1% đến từ Nam Mỹ và châu Úc.

Về xuất xứ, Trung Quốc có số lượng sinh viên lớn nhất vào năm 2023 với hơn 68 nghìn người. Theo sau lần lượt là Việt Nam với hơn 43 nghìn người và hơn 10 nghìn người đến từ Uzbekistan.

Dù sinh viên Trung Quốc vẫn chiếm đông đảo nhưng số lượng đã giảm trong những năm gần đây. Ngược lại, sinh viên Việt Nam tăng lên, từ 19% lên 23,8% trong giai đoạn 2018 – 2023.

Sự gia tăng số lượng sinh viên đến từ Việt Nam nói riêng và Đông Nam Á nói chung được cho là nhờ làn sóng văn hóa Hàn Quốc (Hallyu) và bóng đá. Điều này góp phần giúp các chuyên ngành đại học có nguy cơ bị xóa sổ trở nên phổ biến.

Một quan chức tại đại học lớn ở Seoul cho biết: “Ngành nhân văn, ngôn ngữ có nguy cơ biến mất tại Hàn Quốc nhưng giờ đây là những ngành sinh viên quốc tế muốn học. Khi nhiều người quan tâm đến thần tượng K-pop, văn hóa Hàn Quốc thì mối quan tâm của họ với tiếng Hàn ngày càng tăng nên lựa chọn học ngôn ngữ. Nhiều trường dự kiến đào tạo chương trình thạc sĩ liên quan đến lĩnh vực này”.

Đối với nhiều sinh viên quốc tế, du học Hàn Quốc là con đường dẫn đến cuộc sống tốt đẹp hơn. Còn theo GS Jun Jung-sook, giảng viên Đại học Pyeongtaek, sinh viên quốc tế đến Hàn Quốc để kiếm tiền. Hầu hết sinh viên quốc tế đều làm thêm bán thời gian tại cửa hàng tiện lợi, nhà hàng khi học tập tại Hàn Quốc. Điều này giúp họ trang trải cuộc sống du học mà không phải phụ thuộc quá nhiều vào gia đình.

Với số lượng sinh viên trong nước ngày càng giảm, việc thu hút sinh viên quốc tế là ưu tiên hàng đầu của nhiều trường đại học, chính quyền địa phương. Năm 2023, Hàn Quốc đã công bố kế hoạch 5 năm thu hút 300 nghìn sinh viên quốc tế. Kế hoạch nhằm giải quyết tình trạng thiếu sinh viên ở các trường đại học ngoài đô thị, tăng cường khả năng cạnh tranh của các địa phương có dân số thấp.

Tuy nhiên, một số sinh viên phản ánh rằng người nước ngoài khó tìm việc làm tại Hàn Quốc vì hạn chế và rào cản trong việc xin thị thực việc làm. Cụ thể, trong hơn 27 nghìn cử nhân quốc tế, chỉ có hơn 2 nghìn người, chiếm 8,2%, được tuyển dụng tại Hàn Quốc. Còn gần 8 nghìn người, chiếm 28,6%, rời khỏi đất nước này.

Nhằm xây dựng hệ thống bền vững, chính phủ nhấn mạnh tầm quan trọng của sự hợp tác giữa giáo dục, việc làm và định cư. Trong đó, các công ty và chính quyền địa phương được khuyến khích bồi dưỡng, tạo cơ hội việc làm cho sinh viên quốc tế.

Chị Liana Shin, 25 tuổi, người Kyrgyzstan, cho biết: “Tôi đến Hàn Quốc khi còn trẻ và bị mê hoặc bởi văn hóa, lối sống của họ. Hàn Quốc là đất nước an toàn để sinh sống và trải nghiệm nền văn hóa đa dạng, phong phú. Khi học ở Hàn Quốc, tôi muốn gắn bó lâu dài để có cuộc sống tốt hơn”.

Theo Korea Herald

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.