Hiến kế làm đẹp hồ sơ xin việc quá nhiều thời gian trống cho cô nàng công sở

Hiến kế làm đẹp hồ sơ xin việc quá nhiều thời gian trống cho cô nàng công sở

Đơn cử như anh chàng công sở trong những dòng tâm sự dưới đây, anh không khỏi băn khoăn mình phải trả lời sao khi nhân sự thắc mắc về khoảng thời gian trống quá nhiều trong hồ sơ xin việc.

Phỏng vấn xin việc luôn là nỗi lo lắng của rất nhiều người. Để nhận được một công việc bất kỳ, dân công sở đều phải trải qua "cửa ải" phỏng vấn, nơi ít thì một buổi, có nơi yêu cầu đến cả 3,4 vòng phỏng vấn các kỹ năng. 

"Chào mọi người!

Có ai từng trải qua giai đoạn nhảy việc liên tục (mỗi chỗ kiểu chỉ vài tuần, 1 tháng, hết thử việc) hoặc giai đoạn thất nghiệp lâu (lớn hơn 1 năm, có thể do nhiều yếu tố, trong thời gian đó không làm gì nhiều hoặc công việc cũng không tập trung vào một định hướng hoặc không phải công việc toàn thời gian) không ạ?

Khi đó thì mọi người nộp hồ sơ và phỏng vấn cho việc tiếp theo như thế nào ạ, khi bên nhân sự hỏi về khoảng đó mọi người sẽ giải thích sao? Em cảm thấy giai đoạn đó nếu không trình bày khéo léo sẽ dễ trở thành điểm trừ, làm nhân sự ko đánh giá cao mình".

"Vì sao bạn lại không có việc làm trong một thời gian dài như vậy" là câu hỏi khá phổ biến khi nhà tuyển dụng thấy có quá nhiều khoảng trống thời gian trong CV của ứng viên. Tâm sự ngay khi chia sẻ đã nhận được rất nhiều góp ý cũng như lời khuyên của dân mạng. Nhiều người cùng cảnh ngộ rất mong nhận được lời khuyên hữu ích. 

"Mình cũng từng như thế, mất 1 năm ở nhà không đi làm hẳn cho chỗ nào, thời gian vừa rồi lại nghỉ dịch. Mình tính đi xin việc lại mà chưa biết phải giải thích thế nào".

"Các anh chị ơi em mới ra trường 1 năm và cũng nhảy qua khá nhiều công ty mà không chỗ nào ổn cả. Mọi người bảo em nên thật thà hay không với nhà tuyển dụng?". 

Nhiều người mong nhận được lời khuyên hữu ích để buổi phỏng vấn trở nên thuận lợi hơn.
Nhiều người mong nhận được lời khuyên hữu ích để buổi phỏng vấn trở nên thuận lợi hơn. 

Trung thực là điều mọi người vẫn hay khuyên nhủ nhau song trong trường hợp này, chàng công sở khá ngạc nhiên khi nhận được các bình luận góp ý. Đa phần đều khuyên chàng trai này không cần nói dối cũng không nên nói thật mà hãy "trung thực một cách khéo léo".

"Nói thật là dại đó em ơi. Có nhà tuyển dụng nào muốn nhận một người nhảy việc như ngựa đâu. Họ sẽ nghĩ có khi em cũng chỉ coi công ty này là lựa chọn thoáng qua, làm vài bữa rồi lại nhảy".

"Mình đi làm 2 năm mà nhảy qua gần chục công ty rồi nè bạn, nơi ít nhất thì 3 tuần, thường thì 1 tháng, lâu nhất chỉ làm được 5 tháng. Trong CV mình ghi lại 3 công ty mình làm lâu nhất (4-5 tháng), còn những nơi thử việc xong nghỉ thì mình không để vào.

Các lý do mình hay dùng (đều là lý do thật song phải tùy vào công việc đang phỏng vấn mà linh hoạt thay đổi câu trả lời) là mức lương không phù hợp với số lượng công việc; môi trường làm việc không phù hợp với bản thân; công việc không phù hợp với bản thân hoặc không phù hợp với năng lực, sở trường của bản thân (áp dụng cho công việc trái với ngành đã học)... 

Còn nếu thời gian nghỉ bị trống dài, mình sẽ nói rằng thời điểm đó mình đang băn khoăn lựa chọn, muốn suy nghĩ và tìm 1 công ty thực sự thích hợp để làm việc lâu dài hoặc dành thời gian đó để trau dồi ngoại ngữ, nghiệp vụ...". 

Đây là câu hỏi gần như chắc chắn bạn sẽ gặp phải nếu trong hồ sơ có quá nhiều khoảng trống thời gian hoặc nhảy việc qua quá nhiều công ty. Để không tự mình làm giảm đi cơ hội được tuyển dụng, hãy lựa chọn lý do hợp lý và dưới đây là 4 lý do bạn có thể đưa ra để giải thích cho câu hỏi đó. 

Tập trung cho việc học 

Bạn có thể trả lời rằng khoảng thời gian trống đó bạn đã dành cho việc học hỏi những kiến thức, kỹ năng mới. Nhà tuyển dụng sẽ đánh giá bạn là người cầu tiến, có tinh thần học hỏi, trách nhiệm cao... Cách trả lời này sẽ nâng cao khả năng được nhận vào làm việc của bạn. 

Lý do cá nhân/ gia đình 

Lý do cá nhân/gia đình là lựa chọn của khá nhiều người. Đây không phải là câu trả lời lý tưởng song nhìn chung nhà tuyển dụng thường sẽ không đào sâu, tìm hiểu kỹ những lý do này. Bạn có thể nói do gặp biến cố bất ngờ hay chăm sóc người thân… Nhà tuyển dụng sẽ bỏ qua những thông tin mang tính chất riêng tư như thế này. 

Bạn chưa tìm được công việc phù hợp 

Câu trả lời này có thể khiến nhà tuyển dụng thấy bạn khá kén chọn song một khía cạnh khác thì bạn có thể được nhìn nhận là người đòi hỏi cao và thực sự nghiêm túc với công việc. 

Dù nhận được khá nhiều lời mời nhận việc nhưng vì chưa tìm thấy việc làm phù hợp với trình độ, khả năng nên bạn chưa gắn bó được. Hãy cho nhà tuyển dụng biết được bạn vẫn luôn muốn tìm một vị trí phù hợp với mình và bạn nghĩ rằng công ty chính là sự lựa chọn tốt nhất dành cho bạn.

Thành thật rằng bạn đang thất nghiệp 

Nếu bạn không thể nghĩ ra cách giải thích nào hợp lý, hãy cứ thành thật rằng bạn đã thất nghiệp suốt thời gian qua. Tuy nhiên, thừa nhận thất nghiệp không có nghĩa là bạn thể hiện bản thân yếu kém mà hãy cho nhà tuyển dụng thấy được sự tự tin, khả năng của bạn, chỉ là bạn thiếu chút may mắn mà thôi.

Theo thoidaiplus.giadinh.net.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

U23 Việt Nam được AFC ngợi khen sau chiến thắng ấn tượng trước Kuwait.

AFC khen ngợi tuyển U23 Việt Nam

GD&TĐ - Liên đoàn bóng đá châu Á (AFC) đăng tải bài viết nhận xét về kết quả màn so tài giữa U23 Việt Nam và U23 Kuwait.