Phải thay đổi công nghệ xử lý rác thải hiện nay

GD&TĐ - Sự cố sạt lở hàng ngàn mét khối rác thải lộ thiên ở bãi rác Cam Ly (TP Đà Lạt) đã để lại hệ lụy nặng nề cho môi trường địa phương. Đây là sự cố không phải là hy hữu mà đã được dự báo từ trước, nhưng chưa có biện pháp xử lý kịp thời nên hậu quả đáng tiếc đã xảy ra. 

Bãi rác Cam Ly (TP Đà Lạt) bất ngờ đổ sập, hàng ngàn tấn rác trượt xuống tạo thành "suối rác" kéo dài hàng km, vùi lấp nương rẫy, trang trại người dân. Ảnh: Vietnamnet.
Bãi rác Cam Ly (TP Đà Lạt) bất ngờ đổ sập, hàng ngàn tấn rác trượt xuống tạo thành "suối rác" kéo dài hàng km, vùi lấp nương rẫy, trang trại người dân. Ảnh: Vietnamnet.

Vừa qua, sự cố sạt lở đã đẩy trôi hàng ngàn mét khối rác thải lộ thiên ở bãi rác Cam Ly (TP Đà Lạt). Việc sạt lở đã vùi lấp nhiều diện tích hoa màu của các hộ dân canh tác nông nghiệp phía dưới chân đồi. Rác thải đủ các thể loại cộng với bùn sình ngổn ngang, tràn lan trên mặt đường, mặt ruộng một lớp rất cao, có chỗ cao tới vài mét, bốc mùi hôi thối khắp một vùng rộng lớn trong khu vực.

Đây là sự cố không phải là hy hữu mà đã được dự báo từ trước, nhưng chưa có biện pháp xử lý kịp thời nên hậu quả đáng tiếc đã xảy ra. Bãi rác được thiết kế nằm trên đỉnh một ngọn đồi, phía dưới là thung lũng có độ dốc khá lớn, nhiều người dân canh tác nông nghiệp là bất hợp lý.

Giả sử không có vụ sạt lở xảy ra thì riêng mùi hôi thối và ô nhiễm nguồn nước là không thể chấp nhận nhận được, trong khi đó nhiều người dân canh tác nông nghiệp ở khu vực xung thì các sản phẩm nông nghiệp sẽ bị ảnh hưởng, gây tổn hại đến sức khoẻ của người tiêu dùng.

Hiện nay, đa số các địa phương chủ yếu xử lý rác thải bằng cách chôn lấp gây ô nhiễm môi trường, nhiều nơi người dân không chịu nổi với mùi hôi thối của bãi rác đã phản đối bằng nhiều cách khác nhau, có nơi người dân lập chốt ngăn cản xe chở rác vào bãi chôn lấp, gây mất an ninh trật tự và ô nhiễm môi trường trong khu dân cư.

Nếu không thay đổi công nghệ xử lý rác thải, thì hơn ai hết người dân sẽ phải gánh chịu ô nhiễm đối với nguồn rác thải do chính mình tạo ra. Diện tích đất thì không tăng lên nhưng dân số và rác thải thì không ngừng tăng thêm, vì vậy, xu hướng các khu dân cư và các bãi rác sẽ xích lại gần nhau, khi đó ô nhiễm sẽ rất nghiêm trọng. Người dân có nguy cơ mắc các bệnh ung thư, tuổi thọ giảm sút, chất lượng cuộc sống suy giảm và điều quan trọng là không thu hút được nguồn đầu tư nước ngoài, sụt giảm khách du lịch,…

Một số nước trên thế giới đã và đang áp dụng nhiều công nghệ tiên tiến để xử lý rác thải. Họ xem rác thải là nguồn tài nguyên có thể tái tạo để phục vụ con người và đem lại nguồn thu ngân sách quốc gia. Điển hình như Thuỵ Điển, lượng rác thải cần phải chôn lấp chỉ chiếm khoảng 1%. Còn lại, được tái chế và đốt để sản xuất nhiệt và điện. Hay Áo là một Quốc gia đột phá trong việc xử lý chất thải là công nghệ sinh học để tái chế nhựa PET.

Do đó, việc cấp bách hiện nay là phải đầu tư mọi nguồn lực để xây dựng các nhà máy xử lý rác thải nhằm hạn chế tình trạng chôn lấp như hiện nay; ưu tiên áp dụng công nghệ xử lý rác thải tiên tiến trên thế giới. Phải biến rác thải phục vụ lại cho con người.

Rác thải là nguồn tài nguyên vô giá nếu biết cách sử dụng nó. Muốn vậy, mỗi người dân cùng phải đồng hành trong việc xử lý rác thải bằng cách nâng cao ý thức bảo vệ môi trường sống, không xả rác bừa bãi….Đặc biệt, là phải biết phân lại rác tại nhà và đổ đúng nơi quy định, khi đó, việc xử lý rác thải sẽ dễ dàng hơn.

Và như vậy, sẽ không còn sự cố sạt lở rác thải như ở Đà Lạt, hay người dân phải sống trong cảnh hít thở mùi hôi thối khi ở gần các bãi rác như hiện nay.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Cô Nguyễn Thị Thanh Vân, Trường THCS Nguyễn Chuyên Mỹ (An Lão, Hải Phòng) trong giờ dạy Khoa học tự nhiên.

Tiến triển trong dạy học môn tích hợp

GD&TĐ - Sau 3 năm triển khai, nhiều nhà trường khẳng định việc dạy học môn tích hợp, đặc biệt môn Khoa học tự nhiên đã có những tiến triển tích cực.