Giới trẻ trên Facebook: Càng nhiều bạn, càng phải giảm cân

GD&TĐ - Nghiên cứu về việc sử dụng Facebook và ý thức diện mạo của giới trẻ được PGS.TS Trần Thành Nam - Chủ nhiệm Khoa Các Khoa học Giáo dục (Trường Đại học Giáo dục, ĐHQG Hà Nội) cùng nhóm nghiên cứu thực hiện trên cơ sở khảo sát 516 học sinh, sinh viên. Kết quả thú vị của nghiên cứu này giúp chúng ta hiểu hơn suy nghĩ của giới trẻ, cũng như tác động của Facebook đến đối tượng này trong đời sống hàng ngày.

Giới trẻ trên Facebook: Càng nhiều bạn, càng phải giảm cân

- Anh có một nghiên cứu khá thú vị, tìm hiểu tác động của mạng xã hội lên người dùng và cách họ thể hiện hình ảnh cá nhân trên mạng xã hội. Theo nghiên cứu này, học sinh và sinh viên ý thức về diện mạo của mình trên Faecbook như thế nào?

Để tìm hiểu tác động của mạng xã hội lên người dùng và cách họ thể hiện hình ảnh cá nhân trên mạng xã hội, chúng tôi thực hiện khảo sát trên 516 mẫu khách thể học sinh, sinh viên, thông qua điều tra khảo sát bằng bảng hỏi (qua mạng) và phỏng vấn nhóm tập trung với người đang đi học và đang đi làm (focus group). Nhóm câu hỏi đánh giá chủ yếu nhằm xác định sự tương quan giữa ý thức diện mạo ở ngoài đời thực và trên mạng xã hội của các đối tượng tham gia khác nhau.

PGS.TS. Trần Thành Nam 

Khảo sát cho thấy, đa số sinh viên và học sinh đều đồng tình nhìn nhận “Facebook là một nguồn thông tin quan trọng để bạn cập nhật các xu hướng thời trang và trở nên hấp dẫn”. Ngoài ra, đa số học sinh cũng nhìn nhận rằng “họ luôn quan tâm đến việc cơ thể mình có đẹp như cơ thể của bạn bè mình trên Facebook hay không” và “cảm thấy bị áp lực phải đăng những hình ảnh thật đẹp trên Facebook”. Điều này không đúng với đa số sinh viên tham gia nghiên cứu này.

Nói về sự khác biệt, có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê trong cả 6 phát biểu liên quan đến ý thức diện mạo của học sinh và sinh viên trên Facebook. Các em học sinh tin rằng Facebook là một nguồn thông tin quan trọng để cập nhật các xu hướng thời trang và trở nên hấp dẫn; quan tâm đến việc cơ thể mình có đẹp như cơ thể của bạn bè mình trên Facebook hay không và cảm thấy bị áp lực phải đăng những hình ảnh thật đẹp trên Facebook nhiều hơn các anh chị sinh viên.

Ngược lại, nhóm sinh viên có xu hướng cảm thấy mình phải giảm cân khi lên Facebook, so sánh số đo cơ thể với những bạn cùng giới trên Facebook và cảm thấy mình cần phải tập gym nhiều hơn để đăng ảnh lên Facebook nhiều hơn nhóm học sinh.

- Chắc chắn người sử dụng Facebook không chỉ ý thức về diện mạo trên mạng xã hội. Nghiên cứu của anh cho thấy những người này ý thức về diện mạo hàng ngày của mình trong đời thực ra sao?

Theo khảo sát của chúng tôi, đa số sinh viên và học sinh được khảo sát đều “quan tâm đến việc người khác đánh giá về diện mạo của mình”. Ngoài ra, đa số học sinh cũng tin rằng: “Khi phải đi ra ngoài, phải luôn chú ý kiểm tra lại trang phục diện mạo của mình như thế nào” và “kiểm tra diện mạo của mình trong gương bất cứ khi nào có thể”.

Chúng ta có thể thấy sự tương quan giữa ý thức về diện mạo trên Facebook của nhóm học sinh cao hơn nhóm sinh viên và tương tự ý thức diện mạo của nhóm học sinh ngoài đời thực cũng cao hơn sinh viên.

Tuy nhiên, phân tích sự khác biệt điểm trung bình hai nhóm cho thấy nhóm học sinh và sinh viên chỉ khác nhau ở mức ý nghĩa thống kê ở hai điểm. Các bạn học sinh “luôn chú ý kiểm tra lại trang phục diện mạo của mình như thế nào khi phải ra ngoài” cao hơn nhóm sinh viên. Nhưng ngược lại, các bạn sinh viên lại “luôn cố gắng làm cho mình đẹp hơn bằng việc lựa chọn thực phẩm, phụ kiện và thủ thuật” cao hơn nhóm học sinh.

Điều này có thể lý giải rằng, khi trở thành sinh viên, các bạn có thể có cuộc sống độc lập hơn, có những nguồn tài chính riêng và có những kỹ năng trang điểm trong khi đối với nhóm học sinh, ở nhiều trường việc trang điểm và sử dụng phụ kiện bị cấm nên chỉ ý thức về kiểm tra lại diện mạo, trang phục.

- Có mối tượng quan gì không giữa ý thức diện mạo cá nhân với các yếu tố như số bạn trên Facebook, số lần truy cập Facebook/ngày; thời gian truy cập Facebook mỗi lần và điểm xu hướng nghiện mạng xã hội trong nghiên cứu của anh?

Kết quả phân tích cho thấy, những người càng có nhiều bạn trên Facebook thì cá nhân càng có xu hướng cảm thấy mình phải giảm cân khi lên Facebook; càng bị áp lực phải đăng những hình ảnh thật đẹp trên Facebook và khi họ đi ra ngoài họ luôn chú ý kiểm tra diện mạo của mình như thế nào.

Những người có số lần truy cập Facebook trong ngày càng nhiều thì càng có xu hướng chú ý kiểm tra diện mạo của mình như thế nào trước khi ra ngoài; hay kiểm tra diện mạo của mình trong gương bất cứ khi nào có thể; quan tâm đến việc người khác đánh giá về diện mạo của mình và có xu hướng luôn chọn lựa quần áo rất cẩn thận để tôn dáng, dấu khuyết điểm bản thân.

Những người có lượng thời gian truy cập Facebook mỗi lần càng lâu thì càng có xu hướng chú ý kiểm tra diện mạo của mình như thế nào trước khi ra ngoài và sử dụng các loại keo, gôm để tạo kiểu tóc rất kỹ lưỡng và gọn gàng.

Những người có chỉ số nghiện mạng xã hội càng cao thì càng tin Facebook là một nguồn thông tin quan trọng để bạn cập nhật các xu hướng thời trang và trở nên hấp dẫn; cảm thấy mình phải giảm cân khi lên Facebook; có xu hướng so sánh số đo cơ thể với những bạn cùng giới trên

Facebook; bị áp lực phải đăng những hình ảnh thật đẹp trên Facebook; cảm thấy mình cần phải tập gym nhiều hơn để đăng ảnh lên Facebook; hay kiểm tra diện mạo của mình trong gương bất cứ khi nào có thể; quan tâm đến việc người khác đánh giá về diện mạo của bản thân; chọn lựa quần áo rất cẩn thận để tôn dáng, dấu khuyết điểm; sử dụng các keo, gôm để tạo kiểu tóc rất kỹ lưỡng và gọn gàng và luôn cố gắng làm cho diện mạo của mình đẹp hơn bằng việc lựa chọn thực phẩm, phụ kiện và các thủ thuật.

- Từ nghiên cứu của mình, anh có đưa ra khuyến cáo nào đối với học sinh, sinh viên khi sử dụng Facebook?

Các bạn học sinh sinh viên cần nhận ra những mặt lợi của Facebook trong việc cập nhật thông tin về các xu hướng thời trang cũng như những nguy cơ áp lực niềm tin sai lệch do Facebook mang lại đối với ý thức diện mạo của mình. Hình ảnh trên

Facebook có thể được làm đẹp khác xa so với ngoài đời vô hình chung làm các bạn thiếu tự tin hơn vào diện mạo bản thân, thúc đẩy các bạn sử dụng các thủ thuật, tập luyện hoặc thực hành kiêng khem quá mức. Những hình thức này cũng chỉ như thuốc giảm đau, một cách phẫu thuật thẩm mỹ tinh thần. Nếu lạm dụng thái quá sẽ dẫn đến nghiện, sống ảo, tự ti và kỳ vọng về hình bản thân không thực tế.

- Xin cảm ơn anh!

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.