Giáo viên đánh giá đề thi tổ hợp Khoa học xã hội

Các thầy cô giáo cho rằng bài tổ hợp Khoa học xã hội gồm các môn thành phần: Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân đều dễ lấy điểm trung bình, những câu hỏi cuối có tính phân hóa cao.

Giáo viên đánh giá đề thi tổ hợp Khoa học xã hội

>>>>> Gợi ý các đáp án môn thi tốt nghiệp THPT năm 2021

Giáo viên đánh giá đề thi tổ hợp Khoa học xã hội ảnh 1
Giáo viên đánh giá đề thi tổ hợp Khoa học xã hội ảnh 2
Giáo viên đánh giá đề thi tổ hợp Khoa học xã hội ảnh 3
Giáo viên đánh giá đề thi tổ hợp Khoa học xã hội ảnh 4

>>>>> Gợi ý các đáp án môn thi tốt nghiệp THPT năm 2021

Nhấn F5 để cập nhật nội dung mới nhất

report

Đề Giáo dục công dân: Học sinh dễ đạt từ 7 điểm trở lên

Cô giáo Ngô Thị Thảo - GV Giáo dục công dân - Trường THPT Ban Mai, Hà Nội nhận định: Đề thi môn Giáo dục công dân trong kì thi tốt nghiệp THPT năm 2021 bám sát đề thi minh họa chủ yếu thuộc khối kiến thức pháp luật lớp 12 (85%) và  lớp 11 với 3 câu (15%).

Những chuyên đề xuất hiện chủ yếu như: Thực hiện pháp luật; Quyền bình đẳng của công dân trong một số lĩnh vực của đời sống xã hội, Công dân với các quyền tự do; Công dân với các quyền dân chủ, pháp luật với sự phát triển công dân; và một số câu hỏi thuộc vấn đề công dân với vấn đề kinh tế lớp 11 như hàng hóa, thị trường, tiền tệ.

Một số câu hỏi tình huống gắn với thực tế giải quyết các mâu thuẫn trong đời sống liên quan đến quyền bình đẳng trong hôn nhân và gia đình: Ủng hộ quỹ vacxin phòng chống Covid; đời sống chính trị như nguyên tắc bầu cử.. .

Học sinh dễ đạt từ 7 điểm trở lên với đề này.

Nguyễn Nhung

report

Đề thi môn Lịch sử đảm bảo tính phân loại

Cô giáo Nông Thị Kim Chung- GV môn Lịch sử, Trường THPT Thái Phiên, quận Ngô Quyền, TP Hải Phòng nhận định, đề thi môn Lịch sử năm nay bám sát đề minh họa của Bộ GD&ĐT.

Đề thi hay, vừa sức với học sinh. Các câu vận dụng đều có tính phân loại tốt, đòi hỏi thí sinh phải có kiến thức tổng hợp đưa ra nhận xét hoặc so sánh.

Đề thi đảm bảo được cả hai mục tiêu xét tốt nghiệp và xét tuyển cho các trường đại học.

Về nội dung, cô Chung cho hay, từ câu 1 đến câu 30 học sinh dễ ghi điểm. Từ câu 30 đến câu 40 dành cho học sinh khá, có tính phân loại.

Cô Phạm Thị Nụ- GV môn Lịch sử, Trường THPT Đầm Hà, huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh nhận định: Đề thi năm nay ổn định so với đề năm trước. Kiến thức vào chương trình lớp 12 và rải đều. Trọng tâm nội dung vào giai đoạn 1919-1954. Các đáp án đưa ra, thí sinh chỉ cần nắm vững kiến thức là chọn lựa được ngay và không đánh đố thí sinh.

Nguyễn Dịu

report

Đề thi Giáo dục Công dân gần gũi với cuộc sống và mang tính thời sự

Thí sinh kết thúc tổ hợp môn xã hội với tâm lý khá thoải mái.
Thí sinh kết thúc tổ hợp môn xã hội với tâm lý khá thoải mái.

Cô giáo Nguyễn Thị Hồng, Trường THPT xã Thanh Nưa, huyện Điện Biên (tỉnh Điện Biên) cho rằng, đề thi môn Giáo dục công dân năm nay có nội dung gắn với các vấn đề thực tiễn, gần gũi với cuộc sống và mang tính thời sự cao. 

Theo cô Hồng phân tích, đề thi gồm 36 câu thuộc chương trình lớp 12 (90%), 4 câu thuộc chương trình lớp 11 (10%). Về nội dung, khác với năm 2020, đề thi Giáo dục công dân năm nay có thêm các câu hỏi thuộc nội dung của bài 1, bài 5 chương trình lớp 12 và bài 4 của chương trình lớp 11. Đặc biệt nội dung đề thi gắn với các vấn đề thực tiễn, gần gũi với cuộc sống và mang tính thời sự khi đề cập đến công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19 ở nước ta.

Về độ khó thì đề cơ bản và không đánh đố học sinh, mức độ khó thì tương đương đề tham khảo của Bộ và đề thi năm 2020. Với đề thi này học sinh không khó để đạt điểm 7, 8. Với học sinh khá, giỏi hoàn toàn có thể đạt điểm 9 trở lên.

H.Yến

report

Đề Lịch sử yêu cầu học sinh phải chắc kiến thức

Cô Hà Thị Minh Trang
Cô Hà Thị Minh Trang 

Cô Hà Thị Minh Trang – giáo viên Lịch Sử, Trường THPT Ban Mai, Hà Nội – nhận định: Đề thi Lịch sử năm 2021, bám sát nội dung chương trình lịch sử 11 và trọng tâm là lịch sử lớp 12. Các câu hỏi trắc nghiệm yêu cầu HS phải nắm chắc kiến thức, không chỉ thuộc mà cần phải hiểu, phân tích, tư duy để lựa chọn đáp án.

Cấu trúc đề thi bao gồm 3 phần: lịch sử thế giới 12, lịch sử Việt Nam lớp 11, lịch sử Việt Nam lớp 12. Phần Lịch sử thế giới ở mức độ nhận biết và thông hiểu, không có câu hỏi đánh đố học sinh, học sinh dễ lấy trọn điểm.

 Phần Lịch sử Việt Nam có 31 câu, trong đó có 3 câu thuộc lịch sử lớp 11, nội dung bao quát từ cuối thế kỉ XIX đến năm 2000. Phần Lịch sử Việt Nam trải đều từ mức độ nhận biết đến vận dụng cao, câu hỏi yêu cầu phân hóa thí sinh cao, nhiều câu đi vào chi tiết, nhiều mốc thời gian khiến học sinh dễ bị bối rối, khó lựa chọn đáp án chính xác.

So với đề thi năm học 2019-2020, đề thi năm nay có sự phân hóa và yêu cầu cao hơn. Với đề thi năm nay, những học sinh lựa chọn điểm thi đại học, phổ điểm dao động từ 6-8 điểm.

Nguyễn Nhung

report

Khác biệt trong đề thi môn Địa lý

Cô giáo Bùi Thị Hậu
Cô giáo Bùi Thị Hậu

Cô giáo Bùi Thị Hậu - GV Địa Lí- Trường THPT Ban Mai, Hà Nội nhận định: Về hình thức, đề thi Địa lý gồm có 40 câu với hình thức trắc nghiệm tương tự như các năm trước.

Điểm khác biệt lớn nhất về hình thức là những câu hỏi sử dụng atlat được tách nhỏ, phân tán trong đề thi điều này yêu cầu học sinh cần phải có kĩ năng làm bài để không bị mất nhiều thời gian lật mở atlat nhiều lần.

Về phạm vi kiến thức: Đề thi lựa chọn kiến thức trong chương trình Địa lí 11 và 12 loại trừ kiến thức nội dung giảm tải. Chương trình địa lí 11 có 2 câu hỏi về kiến thức khu vực Đông Nam Á dưới dạng thực hành kĩ năng Địa lí.

Kiến thức tập trung ở  chương trình Địa lí lớp 12 với 48 câu hỏi. Phạm vi kiến thức trong đề thi bám sát đề thi minh họa với phạm vi như sau: 15 câu sử dụng Atlat, 4 câu kĩ năng thực hành Địa lí, 21 câu phân chia đều toàn bộ kiến thức trong đó phần địa lí tự nhiên Việt Nam 4 câu, dân cư 2 câu (1 câu về lao động việc làm, 1 câu đô thị hóa), kinh tế chung 1, các ngành kinh tế 6 câu, các vùng kinh tế 8 câu chia ra mỗi vùng 1 câu.

Về cấp độ phân hóa: Đề có sự phân hóa cao với ở các mức độ nhận thức từ nhận biết đến vận dụng. Số câu nhận biết và thông hiểu chiếm 75%, cấp độ vận dụng chiếm 25%.

Số lượng câu hỏi ở cấp độ nhận biết chiếm phần lớn những không quá dễ, các câu hỏi thông hiểu cũng đòi hỏi học sinh phải tư duy và hiểu sâu, các câu hỏi ở mức vận dụng đòi hỏi HS không chỉ có kiến thức, biết suy luận mà còn phải vận dụng hiểu biết thực tế mới có thể làm được.

Từ những phân tích trên cho thấy với đề thi năm nay khá vừa sức với học sinh trong điều kiện học tập dịch bệnh có nhiều khó khăn, tuy nhiên học sinh học tập nghiêm túc mới đạt được mức 5 – 6 điểm và để đạt điểm 8 – 9 điểm học sinh phải có khả năng tư duy tốt, không chỉ có kiến thức chắc chắn mà còn cần có kinh nghiệm thực tế nhất định.

Nguyễn Nhung

report

Đề Địa lý vừa sức

Cô Trịnh Thị Thùy Dương, Trường THPT Vĩnh Bình (Châu Thành, An Giang) nhận định: Đề thi Địa lý có cấu trúc giống như đề tham khảo mà Bộ GD&ĐT công bố. Theo đó, có 4 câu Địa lý tự nhiên, 2 câu Địa lý dân cư, 7 câu Địa lý kinh tế, 8 câu Địa lý vùng kinh tế, 15 câu Atlat, 4 câu biểu đồ - bảng số liệu.

Cụ thể: 15 câu Atlat nằm rải rác từ trang 8 đến trang 29.

4 câu biểu đồ - bảng số liệu: 1 câu nhận dạng loại biểu đồ, 1 câu tìm tên biểu đồ, 1 câu nhận xét số liệu cho sẵn và 1 câu nhận xét số liệu nhưng có tính toán.

Về mức độ nhận thức: đề thi vừa sức học sinh, số lượng câu hỏi nhận biết khá nhiều, câu khó ở mức độ vận dụng thuộc về Địa lý vùng kinh tế.

Nguyễn Nhung

report

Đề thi Địa lý bám chuẩn kiến thức kỹ năng, sẽ có bài thi đạt điểm 10

Thầy Nguyễn Minh Chiến - GV trường THPT Kim Liên, Nam Đàn, Nghệ An đánh giá đề thi môn Địa lý năm nay tốt, hay, phân hóa đối tượng học sinh. Nội dung bám sát kiến thức trọng tâm và chuẩn kiến thức kĩ năng môn Địa lí lớp 12. Cấu trúc đề tương đối trùng khớp với đề minh hoạ. Đề có độ phân hóa phù hợp với mục tiêu xét tốt nghiệp và căn cứ xét tuyển vào các trường đại học, cao đẳng có sử dụng môn thi này.

Thí sinh trao đổi về đề thi môn Địa lý
Thí sinh trao đổi về đề thi môn Địa lý

Về phạm vi kiến thức:

+ Đề thi có 40 câu trắc nghiệm, hoàn toàn thuộc khối kiến thức Địa lí 12.

+ Kiến thức Địa lí có 21 câu, gồm các chuyên đề: Địa lí tự nhiên (4 câu), Địa lí dân cư (2 câu), Địa lí các ngành kinh tế (7 câu), Địa lí vùng kinh tế (8 câu)

+ Kĩ năng Địa lí có 19 câu trong đó: 15 câu Atlat, 2 câu bảng số liệu và 2 câu biểu đồ.

Về độ khó và sự phân bổ kiến thức

+ Câu hỏi được sắp xếp với mức độ khó tăng dần, đảm bảo 2 mức độ phù hợp với mục tiêu của kì thi Tốt nghiệp THPT và xét tuyển đại học: 75% cơ bản (nhận biết, thông hiểu) + 15% nâng cao (vận dụng và vận dụng cao).

+ Phần nâng cao tập trung vào 2 chuyên đề Địa lí các ngành kinh tế và Địa lí các vùng kinh tế, từ câu số 71 trở đi, mức độ khó có tăng lên gắn với các câu hỏi tìm hiểu nguyên nhân, ý nghĩa, tác động.

Với đề thi này, thầy Nguyễn Minh Chiến nhận định sẽ có nhiều thí sinh đạt điểm giỏi, kể cả bài thi đạt điểm 10.

Dựa vào Atlat Địa lý, thí sinh đã có thể giải quyết được nhiều câu hỏi trong đề thi
Dựa vào Atlat Địa lý, thí sinh đã có thể giải quyết được nhiều câu hỏi trong đề thi

Cùng chung nhật xét, cô giáo Phạm Thị Lành – giáo viên Trường THPT Thái Lão (huyện Hưng Nguyên, Nghệ An) cho biết: Về mức độ đề thi môn Địa lý phù hợp với đề thi tham khảo của Bộ GD&Đ. Kiến thức bao phủ chương trình và có trừ những phần giảm tải. Đề có kiến thức lớp 11 ở hai câu về phần kỹ năng nhưng không khó, trong đó có một câu thông hiểu phải biết vận dụng, tính toán để xử lý số liệu.

Đề năm nay, các câu khó tập trung ở các câu cuối, thuộc về phần địa lý tự nhiên, phần vùng. Trong đề địa lý có những câu mang tính thời sự như vấn đề hạn hán ở đồng Bằng Sông Cửu Long hay những câu hỏi về biển đảo (2 câu). Với những câu khó với phần địa lý tự nhiên thì thí sinh phải có kiến thức tổng hợp, kể cả kiến thức địa lý lớp 10 và kiến thức thực tiễn.

Với đề này, do có tới hơn 10 câu thí sinh có thể dựa vào Atlat để trả lời, và có những câu địa lý ngành, vùng dân cư dễ xác định, nên học sinh trung bình dễ có điểm 6,7. Điểm 8, 9 cũng không khó nhưng điểm 10 thì phải có kiến thức tổng hợp, chuyên sâu. Cá nhân tôi thấy hài lòng về đề thi môn Địa lý năm nay.

Hồ Lài

report

Đề Lịch sử đã được giảm tải, các em sẽ đạt được kết quả tốt

Nhận định về đề thi Lịch sử năm nay, cô Nguyễn Thị Tuyết- giáo viên trường THPT Xuân Khanh (Hà Nội) cho rằng cấu trúc đề thi, độ khó tương tự năm ngoái. Đề có 40 câu hỏi thì 5 câu cuối để phân loại thí sinh, trong đó có 2 câu cuối rất khó. Tuy nhiên về mặt bằng chung, học sinh có học lực trung bình, chăm chỉ ôn tập có thể đạt điểm tốt trong bài thi này. Các câu lịch sử thế giới và lịch sử trong nước, lịch sử lớp 11 và 12 được đan xen trong đề thi, đòi hỏi thí sinh phải có kiến thức tổng hợp chứ không thể học tủ.

Còn cô Nguyễn Thị Xuân - giáo viên Trường THPT Trương Định (Hà Nội) cho biết đề thi năm nay tương tự năm ngoái, độ khó được giảm tải trong điều kiện học sinh nghỉ học dài ngày do dịch Covid-19, nhưng vẫn đảm bảo yêu cầu phân loại thí sinh. Lịch sử từ nhiều năm nay được học sinh lựa chọn vì dễ đạt điểm cao, tránh điểm liệt nên tôi cho rằng hầu hết các em sẽ đạt được kết quả tốt.

Năm nay đề thi trải đều ở nhiều bài học, sự kiện, yêu cầu học sinh phải thuộc bài, có kiến thức tổng hợp, biết suy luận. Hầu hết kiến thức các em đã được học trong sách, quan trọng nhất là biết phân bố thời gian hợp lí lúc làm bài, tránh nhầm lẫn để đạt được điểm cao.

Học sinh Trường THPT Trương Định (Hà Nội)
Học sinh Trường THPT Trương Định (Hà Nội)

Vân Anh

report

Đề Lịch sử đáp ứng mục tiêu xét tốt nghiệp

Thầy cô tổ Xã hội – Hệ thống giáo dục Hocmai - nhận định: Đề thi môn Lịch sử có 95% tổng số câu hỏi thuộc kiến thức lớp 12 và 5% câu hỏi thuộc lớp 11, riêng với câu hỏi lớp 12, có 75% câu hỏi thuộc học kỳ I.

Mức độ tương đương đề thi tham khảo tốt nghiệp THPT 2021 nhưng có điểm khác là phần lịch sử thế giới không xuất hiện câu hỏi vận dụng, vận dụng cao. Dạng bài so sánh và liên chuyên đề xuất hiện nhiều. Đề thi không rơi vào các nội dung đã điều chỉnh dạy học trong năm học 2020-2021.

75% câu hỏi thuộc mức độ nhận biết – thông hiểu, trong đó các câu hỏi tập trung vào phần lịch sử Việt Nam từ 1919 đến 2000. Các câu hỏi đều là những kiến thức cơ bản, hỏi về đặc trưng của các sự kiện lịch sử hoặc nét tiêu biểu của từng giai đoạn. Đề thi có sự tương đồng với đề tốt nghiệp THPT 2020, đáp ứng mục tiêu xét tốt nghiệp.

Đặc biệt, câu 20 hỏi về kiến thức bài 25 (là nội dung thuộc chương trình giảm tải theo công văn 5842/BGDĐT-VP nhưng theo công văn 3280/BGDĐT-GDTrH vẫn dạy, nên nếu học sinh không chú ý hoặc chủ quan có thể bỏ qua nội dung này), đặc biệt xuất hiện dạng câu hỏi về mối liên hệ lịch sử Việt Nam và lịch sử thế giới ở mức độ cơ bản ví dụ câu 23, 27 (mã 307).

25% câu hỏi thuộc phần kiến thức trên 7 điểm, rải đều ở các chuyên đề lịch sử Việt Nam từ 1919  đến 1975, không có câu hỏi lịch sử thế giới thuộc nội dung này. Dạng bài chủ yếu xuất hiện trong phần này là dạng so sánh các giai đoạn lịch sử, tổng kết tìm ra điểm chung, hoặc rút ra bài học kinh nghiệm. Đặc biệt, Câu 31, 33, 37 (mã 307) những câu hỏi này yêu cầu học sinh cần vận dụng kiến thức lịch sử xuyên suốt từ 1919 đến 2000, đòi hỏi khả năng đánh giá, nhận xét. 

Nguyễn Nhung

report

Đề thi Địa lí nằm hoàn toàn trong chương trình lớp 12

Thầy cô tổ Xã hội – Hệ thống giáo dục Hocmai - nhận định: Đề thi Địa lí nằm hoàn toàn trong chương trình lớp 12, không có câu hỏi lí thuyết thuộc nội dung kiến thức 11 nhưng có 2 câu thực hành kĩ năng bảng số liệu và biểu đồ lấy số liệu từ lớp 11.

Tỉ lệ câu hỏi lí thuyết /thực hành là 62,5%/37,5%. 75% câu hỏi thuộc mức độ nhận biết – thông hiểu, có 15 câu hỏi sử dụng Atlat tương đương đề thi tham khảo TN THPT 2021 mà Bộ Giáo dục và đào tạo đã công bố ngày 31/3/2021.

25% câu hỏi thuộc mức độ vận dụng – vận dụng cao tập trung ở các chuyên đề Địa lí tự nhiên, địa lí các vùng kinh tế và thực hành kĩ năng địa lí. Tương tự như đề thi tham khảo, các câu hỏi tập trung kiểm tra đặc trưng của từng ngành kinh tế, vùng kinh tế.

Riêng câu hỏi về kĩ năng có sử dụng bảng số liệu, thí sinh cần có kĩ năng tính toán cơ bản và nắm được đặc trưng của các dạng biểu đồ mới có thể xử lí được.

Các câu 77, 78, 79, 80 (mã 307) đều thuộc chuyên đề Địa lí các vùng kinh tế là những câu hỏi cực khó do khai thác kiến thức liên chuyên đề: Địa lí vùng và địa lí tự nhiên, địa lí ngành. Học sinh cần có kiến thức xuyên suốt các phần để giải quyết được nội dung này. 

Nhìn chung, mức độ câu hỏi khó hơn hơn đề thi tham khảo. Đề thi không xuất hiện dạng câu hỏi so sánh, không có câu hỏi mang tính thời sự. Đề thi đảm bảo mục tiêu xét công nhận tốt nghiệp, có độ phân hóa phù hợp cho mục tiêu tuyển sinh đại học.

Nguyễn Nhung

report

Đề Giáo dục công dân: Câu hỏi thuộc phần lớp 11 có độ khó cao hơn

Thầy cô tổ Xã hội – Hệ thống giáo dục Hocmai - nhận định: Đề thi Giáo dục công dân có 90% tổng số câu hỏi thuộc kiến thức lớp 12 và 10% câu hỏi thuộc lớp 11, riêng với câu hỏi lớp 12, có 66% câu hỏi thuộc phạm vi kiến thức học kỳ I.

75% câu hỏi trong đề thuộc mức độ nhận biết – thông hiểu. Học sinh chỉ cần nắm vững kiến thức SGK có thể đạt điểm 7 - 8. Hai chuyên đề Pháp luật và đời sống; Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo là những chuyên đề mới, mức độ câu hỏi trong hai chuyên đề này khó hơn đề thi tham khảo,.

25% câu hỏi thuộc mức độ vận dụng và vận dụng cao rải đều ở các chuyên đề lớp 12, đây là những câu hỏi liên hệ thực tế, dạng bài không có điểm mới so với đề thi tốt nhiệp THPT 2020, có một số câu hỏi mang tính thời sự như vấn đề dịch bệnh Covid-19, (câu 111 - mã 321, vấn đề cá độ bóng đá (118 - 321)....

Các câu hỏi cực khó tập trung ở các chuyên đề như: Thực hiện pháp luật, Quyền bình đẳng của công dân trong một số lĩnh vực của đời sống xã hội, Công dân với các quyền tự do cơ bản, Công dân với các quyền dân chủ.

Đặc biệt, các câu hỏi cực khó: 111, 116, 118, 119 (mã 321), 111, 113, 114, 116 (mã 324) là những câu hỏi tình huống phức tạp, nhiều tình tiết, nhiều nhân vật, yêu cầu kết hợp nhiều kiến thức, độ nhiễu cao. Học sinh phải nắm chắc kiến thức lí thuyết và phân tích từng chi tiết của tình huống để tìm ra câu trả lời.

Nhận định chung: Mức độ căn cứ vào tỉ lệ cấp độ nhận thức tương đương đề tham khảo tốt nghiệp THPT 2021, tuy nhiên về độ khó thì nhỉnh hơn đề tham khảo, xuất hiện nhiều câu hỏi mang tính thời sự như về dịch Covid-19, cá độ bóng đá...

Câu hỏi thuộc phần lớp 11 có độ khó cao hơn. Phần kiến thức lớp 12 trải đều cả 9 chuyên đề, học sinh cần học đồng đều, tránh học tủ. Đề thi không rơi vào các nội dung đã điều chỉnh dạy học trong năm học 2020-2021 và bám sát đề tham khảo của Bộ GD&ĐT đã công bố, đảm bảo mục tiêu của kì thi.

Nguyễn Nhung

report

Đề Lịch sử yêu cầu học sinh nắm chắc kiến thức

Thí sinh Kon Tum vui mừng khi hoàn thành tốt bài thi.
Thí sinh Kon Tum vui mừng khi hoàn thành tốt bài thi.

Cô Nguyễn Thị Thu Thảo, Giáo viên môn Lịch sử, Trường THPT Kon Tum (Kon Tum) nhận xét: Đề thi môn Lịch sử của Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2021 có cấu trúc đề gồm: Lịch sử Việt Nam gồm 30 câu hỏi, chiếm tỉ lệ 70%, lịch sử Thế giới là 10 câu, chiếm tỉ lệ 30%.

Theo cô Thảo, cấu trúc đề thi năm nay tương đương với năm ngoái. Đặc biệt, có 37 câu hỏi nằm hoàn toàn trong chương trình lớp 12. Trong đó, có 2 câu hỏi về mức độ nhận biết của lịch sử lớp 11. Riêng câu hỏi 31 của đề 315 là câu giao thoa của kiến thức lớp 11 và 12.

Cô Thảo cho hay, đề thi môn Lịch sử năm nay có nội dung kiến thức dàn trải toàn bộ chương trình lớp 12. Do vậy, đây cũng là 1 trong những khó khăn cho những em học sinh không ôn tập kĩ lưỡng kiến thức của chương trình học. Đây cũng được coi là điểm phân hóa của đề thi, buộc thí sinh muốn đạt điểm cao phải học toàn bộ chương trình.

Cô Thảo nhận định, với đề thi này, phổ điểm kéo dài ở mức từ 3 đến 6, đỉnh phổ điểm là trên từ 5,5 đến 6. Riêng điểm 8 và 9 có thể nhiều hơn năm ngoái, còn điểm 10 cũng sẽ có nhưng ít hơn.

Dung Nguyễn

report

Đề thi môn Giáo dục công dân có tính thực tiễn

Nhận xét về mã đề 313, môn Giáo dục công dân, cô Nguyễn Thị Phương Lệ - Tổ trưởng chuyên môn môn Giáo dục công dân, Trường THPT Phan Châu Trinh (Đà Nẵng) cho biết:

Đề thi vừa sức với học sinh; đảm bảo được tính thực tiễn, có cập nhật thời sự với câu hỏi đề cập đến tình hình dịch bệnh Covid - 19 sát với thực tế. Đề đảm bảo được sự phân hóa HS thông qua các câu hỏi tình huống ở mức độ vận dụng và vận dụng cao. So với đề minh họa, đề thi chính thức cũng ở mức độ tương đương. 

Vì có những câu hỏi tình huống hơi dài, HS tốn nhiều thời gian để đọc tình huống. Tình huống cũng có nhiều nhân vật nên HS phải có những kỹ năng để làm bài. Trước hết, phải nắm chắc nội dung những kiến thức đã học trong SGK Giáo dục công dân lớp 11 và 12. HS phải học đủ chứ nếu học vẹt và học tủ thì khó có thể giải quyết được đề thi này. Thí sinh buộc phải có kỹ năng đọc đề, phải đọc kỹ, không bỏ qua một tình tiết nào. Có những tình tiết có thể nhỏ nhưng nếu bỏ qua thì có thể sẽ làm sai lệch nội dung trả lời, không chọn đúng phương án. HS phải có kỹ năng xác định được câu hỏi. 

Để phân hóa được HS, đề sử dụng những câu hỏi tình huống ở dạng tổng hợp. Do đó, HS phải có những kỹ năng so sánh, phân tích, tổng hợp, loại trừ. Một tình huống đưa ra có nhiều nhân vật, nhiều hành vi vi phạm nhưng những nhân vật nào, hành vi nào không liên quan đến câu hỏi thì HS loại trừ ra thì mới xác định được đáp án đúng để chọn. 

Ánh Ngọc

report

Đề Lịch sử mức độ phân hóa cao

Cô Hoàng Thị Lan Hương, giáo viên Trường THPT Chu Văn An, Hà Nội, nhận định: Đề thi Lịch sử bám tương đối sát đề tham khảo. Cấu trúc đề gồm 22 câu (khoảng 55%) mức nhận biết; 8 câu (khoảng 20%) thông hiểu; 6 câu vận dụng (15%) và 4 câu vận dụng cao.

Câu hỏi nhận biết trải đều trên phạm vi từ lịch sử thế giới đến Việt Nam. Khác với đề minh họa và cũng tương đối khác so với các đề năm trước, câu hỏi giai đoạn 1975-2000, rơi vào hỏi công cuộc bảo vệ tổ quốc. Đây là điểm cần lưu ý cho việc ôn thi năm sau.

Câu thông hiểu:  Tập trung chủ yếu vào câu hỏi về lịch sử Việt Nam

Về câu nhận biết, thông hiểu có câu câu 5 (mã đề 307), hỏi chi tiết về lĩnh vực văn hóa trong cuộc vận động Duy Tân (nội dung kến thức lớp 11), học sinh không đọc kỹ rất dễ nhầm.

Hay câu 15 (mã đề 307) ở mức độ nhận biết,  học sinh không đọc kỹ sẽ rất dễ nhầm khi chọn Ấn Độ.

Câu vận dụng: Tập trung vào giai đoạn 1930-1945, có câu so sánh giữa các giai đoạn với nhau.

Ở mức độ vận dụng, câu 31 (mã đề 307), làm được câu này, thí sinh bên cạnh việc nắm vững kiến thức còn phải có sự tư duy để tìm sự điểm giống nhau từ đó sẽ chọn được đáp án đúng.

Câu vận dụng cao: Tập trung vào giai đoạn 1930-1945, yêu cầu suy luận cao

Những câu vận dụng cao không mang tính đánh đố, sử dụng lối diễn đạt khác yêu cầu học sinh phải hiểu, nắm bản chất và biết vận dụng kiến thức để.

Dự đoán điểm: Đề thi có mức độ phân hoá cao. Phổ điểm trung bình là 6-7 điểm, sẽ xuất hiện nhiều điểm 8-9. Sẽ có sự phân hóa ở mức độ điểm 9, 10.

Nguyễn Nhung

report

Học sinh trung bình có thể đạt 7 điểm đối với đề thi môn Giáo dục công dân

Thầy Lê Văn Trung - GV môn Giáo dục công dân, Trường THPT Cam Lộ (Quảng Trị) nhận xét: Đề thi nằm trong chương trình học lớp 11 và 12, lượng kiến thức vừa phải, không yêu cầu quá cao với HS. Với những HS học yếu, có thể làm được khoảng 15 câu hỏi trong đề thi môn Giáo dục công dân, tránh được điểm liệt. Đề có những câu hỏi quá dễ, chỉ cần nhìn qua là biết được đáp án. Nếu HS có ôn tập lại phần Kinh tế trong chương trình học của lớp 11 thì làm bài tương đối dễ dàng. Đỉnh của phổ điểm sẽ tập trung ở mức điểm 7. 

Tình huống của các câu hỏi vận dụng đọc qua thì có thể thấy là hơi dài và rối, nhiều nhân vật. Tuy nhiên, khi ôn tập cho HS, GV đều đã hướng dẫn phương pháp làm bài, cách xác định từ khóa nên HS nếu ôn tập tốt, nắm chắc các kiến thức cơ bản thì không gặp khó khăn gì nhiều khi giải quyết những câu hỏi tình huống ở mức độ vận dụng. 

Ánh Ngọc

report

Đề thi Địa lý có sự phân hóa rõ

Thầy Nguyễn Long Toàn giáo viên bộ Môn Địa lý – Trường THPT Chuyên Long An nhận xét về Mã đề 315: theo cấu trúc phần kiến thức lí thuyết (tự nhiên, dân cư, các ngành kinh tế, các vùng kinh tế) có 21 câu chiếm 5,25đ và phần kĩ năng (Atlat địa lí VN, biểu đồ, nhận xét bảng số liệu) có 19 câu chiếm 4,75đ. Đề thi năm nay có sự phân hóa rõ, từ câu 41.

Thí sinh Long An tự tin hoàn thành môn thi sáng nay (Ảnh: NTCC)

Thí sinh Long An tự tin hoàn thành môn thi sáng nay (Ảnh: NTCC)

Theo cấu trúc phần kiến thức lí thuyết (tự nhiên, dân cư, các ngành kinh tế, các vùng kinh tế) có 21 câu chiếm 5,25đ và phần kĩ năng (Atlat địa lí VN, biểu đồ, nhận xét bảng số liệu) có 19 câu chiếm 4,75đ. Đề thi năm nay có sự phân hóa rõ các câu hỏi phân hóa tập trung chủ yếu vào phần các vùng kinh tế.

Thầy Nguyễn Long Toàn nhận định đề thi năm nay học sinh Long An dễ đạt 5,0 đến 7,0 điểm. Còn điểm 9,0 - 10 sẽ không nhiều. 

Tiến Vượng

report

Đề thi Lịch sử yêu cầu vận dụng kiến thức tổng hợp

Cô Ngô Thị Hải, giáo viên Lịch sử, Trường DTNT Đăk Hà (Kon Tum) nhận xét: Đề thi Lịch sử năm 2021 tương đối giống cấu trúc đề tham khảo của Bộ GD&ĐT. Trong đó, có 90% kiến thức lớp 12, 10% kiến thức lớp 11.

Theo cô Hải, đề thi năm nay học sinh trung bình khá trở lên có thể đạt được điểm 6 hoặc 7. Bởi, các câu hỏi rõ ràng, không có nhiều đáp án gây nhiễu cho học sinh. Nếu các em đầu tư, hoc kĩ, nắm được bản chất sự kiện và ôn tập bám sát chương trình SGK sẽ đạt điểm từ trung bình trở lên. Tuy nhiên, để đạt điểm cao, học sinh phải có học lực khá, giỏi và nắm chắc kiến thức.

Cô Hải cho hay, các câu hỏi trong đề thi mang tính bao quát cao bao gồm các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, chiến tranh giải phóng dân tộc. Bên cạnh đó có liên hệ thực tiễn, thể hiện tính tổng hợp, bao quát sự kiện xuyên suốt thời kì lịch sử (câu 37, 39 thuộc mã đề 315)

Những câu hỏi chủ yếu mang tính vận dụng tư duy, không quá thiên về kiến thức học thuộc,  có độ phân hóa cao. Đối với mã đề 315, 20 câu đầu nằm ở mức độ nhận biết và thông hiểu. Từ câu 30 - 40 đề có tính phân hóa cao, trong đó những câu hỏi đặc sắc là 32, 34, 35, 37 đòi hỏi học sinh biết vận dụng kiến thức tổng hợp, hiểu sâu sắc kiến thức mới có thể làm được.

Dung Nguyễn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ