Giáo dục đại học cần thay đổi gì để đáp ứng bối cảnh mới?

GD&TĐ - Đánh giá hệ thống Giáo dục đại học (GDĐH) đã có nhiều chuyển biến rõ rệt trong thời gian qua, tuy nhiên tại Hội thảo “Đổi mới căn bản và toàn diện hoạt động đào tạo trong các trường ĐH-CĐ”, các chuyên gia cho rằng vẫn cần một "cú hích" để GDĐH phát triển mạnh mẽ hơn.

Sinh viên Trường ĐH Nguyễn Tất Thành trong một giờ thực hành
Sinh viên Trường ĐH Nguyễn Tất Thành trong một giờ thực hành

Hội thảo do Hiệp hội các Trường ĐH-CĐ Việt Nam tổ chức sáng nay (2/11) tại Trường ĐH sư phạm Kỹ thuật TPHCM, thu hút 200 đại biểu là các chuyên gia giáo dục đầu ngành, các nhà  nghiên cứu, quản lý giáo dục từ các viện, trường đại học trên cả nước.

Phát biểu Khai mạc, GS Trần Hồng Quân - nguyên Bộ trưởng Bộ GD&ĐT, Chủ tịch Hiệp hội các trường ĐH-CĐ Việt Nam cho rằng: Đã 5 năm thực hiện Nghị quyết 29 của Trung ương, nhưng đến thời điểm này chuyển biến trong hoạt động đào tạo tại các trường ĐH-CĐ là có nhưng chưa nhiều và chưa đậm nét.

Vì vậy rất cần một Hội thảo mang tầm vóc quốc gia để đánh giá lại những gì mà hệ thống Giáo dục đại học Việt Nam đã làm được, hướng đến việc sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết 29 của trung ương.

Theo GS Trần Hồng Quân, Hội thảo cũng là dịp để các trường ĐH-CĐ trong cả nước cùng trao đổi, chia sẻ nhận thức và kinh nghiệm về hoạt động đào tạo-nghiên cứu khoa học.

Theo GS Trần Hồng Quân, thực tế sau 5 năm triển khai Nghị quyết 29 của Trung ương, hệ thống Giáo dục đại học Việt Nam dù có khởi sắc và định hướng phát triển đúng đắn, tuy nhiên nhìn một cách thẳng thắn GDĐH Việt Nam vẫn chưa hình thành được bóng dáng của hệ thống giáo dục mở, hướng nền giáo dục đến việc thực học, thực hành.

Đặc biệt trong bối cảnh của cuộc CMCN 4.0 cũng như xu hướng giáo dục mới, giáo dục khai phóng tại Việt Nam vẫn chưa đậm nét, dù nền tảng, điều kiện tiếp cận của các trường với sự tiến bộ của công nghệ, xu hướng học tập của xã hội rất lớn.

Quang cảnh Hội thảo
Quang cảnh Hội thảo

PGS.TS Đỗ Văn Dũng - Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM cũng nhìn nhận, ngày xưa các giảng viên không chia sẻ bài giảng vì sợ bị đánh cắp, nhưng hiện nay… các bài giảng của giảng viên đã được chia sẻ rộng rãi trên mạng.

“Chưa bao giờ việc chia sẻ nguồn lực, hợp tác tài nguyên, học liệu số lại thuận lợi như hiện nay. Ngay tại trường chúng tôi nhưng bài giảng hay khi đưa lên Youtube nếu có lượng share (chia sẻ) lớn sẽ được thưởng.

Chúng tôi lấy điều kiện này để thúc đẩy giảng viên kết nối với các nguồn dữ liệu trên thế giới. Vì vậy các trường ĐH cần mạnh dạn thực hiện việc chia sẻ từ nguồn học liệu, cơ sở vật chất, phòng thí nghiệm đến chương trình trong bối cảnh hiện nay để hệ thống Giáo dục đại học Việt Nam phát triển hơn nữa”, PGS,TS Dũng khẳng định.

GS Lâm Quang Thiệp - ĐH Thăng Long cho rằng: Gần đây chủ đề về giáo dục khai phóng được bàn luận rất nhiều ở nước ta nhưng giáo dục khai phóng là gì, có ý nghĩa như thế nào trong mục tiêu, nội dung phương pháp dạy và học ĐH, đặc biệt là trong thời đại ngày nay, cần phải làm rõ.

Theo GS Lâm Quang Thiệp, trong kinh tế thị trường, để tìm việc người có bằng cử nhân phải được đào tạo theo diện rộng, sau khi có chỗ làm và có định hướng chuyên môn họ có thể quay lại trường để học chuyên sâu hơn.

Chương trình cử nhân ở nước ta từ thời đổi mới đã thay đổi, được quy định gồm có hai phần: Giáo dục đại cương và giáo dục chuyên nghiệp.

"Với thiết kế chương trình như vậy, ngoài mục đích phù hợp với kinh tế thị trường phần nào chịu ảnh hưởng của mô hình Giáo dục đại học Mỹ. Phần giáo dục đại cương đảm bảo cho người tốt nghiệp có tầm nhìn, tư duy, tình cảm nhân văn.

Nói cách khác, bậc ĐH không chỉ đào tạo con người như một công cụ mà còn giáo dục con người như  một mục đích. Đào tạo ĐH không nên quan niệm như đào tạo nghề, dù là một nghề cao cấp", GS Lâm Quang Thiệp chia sẻ góc nhìn.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Hiện trường vụ tổ hợp Litening rơi tại East Yorkshire, miền đông nước Anh.

Tiêm kích Typhoon bị 'mù' sau sự cố

GD&TĐ - Theo The Aviationist, chiến đấu cơ Typhoon của Không quân Anh đã gặp sự cố bất ngờ trong diễn tập khi để rơi tổ hợp chỉ thị mục tiêu Litening.

Học sinh Trường Tiểu học Lê Đình Chinh (Hải Châu, Đà Nẵng) trang trí cho hoạt động Chúng em cùng chúc Tết. Ảnh: NTCC

Bài tập Tết truyền cảm hứng

GD&TĐ - Thay vì giao bài tập nặng về kiến thức trong dịp nghỉ Tết, nhiều thầy cô đã định hướng HS trải nghiệm phong tục Tết, biết quan tâm giúp đỡ gia đình.

Ảnh minh họa/ITN.

Tránh học tập thụ động với ChatGPT

GD&TĐ - Việc học sinh sử dụng ChatGPT để làm bài một cách thiếu động não, tư duy, bị trí tuệ nhân tạo dẫn dắt, bị mất đi sự tự chủ là đáng lo ngại.