Tăng quyền tự chủ: Trách nhiệm xã hội đối với các cơ sở giáo dục

GD&TĐ - Thực tiễn giao quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội đối với các cơ sở giáo dục của nước ta trong thời gian qua đang đặt ra nhiều vấn đề cấp thiết trong đổi mới giáo dục. Để giải quyết vấn đề này trong các cơ sở giáo dục hiện nay, trước hết cần phải đổi mới phân cấp quản lý giáo dục để tăng quyền tự chủ, trách nhiệm xã hội đối với các cơ sở giáo dục. Đây được coi là giải pháp hữu hiệu mang lại những thay đổi to lớn trong chất lượng giáo dục.  

Tự chủ trong giáo dục đang được triển khai sâu rộng ở tất cả các bậc học
Tự chủ trong giáo dục đang được triển khai sâu rộng ở tất cả các bậc học

Tăng quyền tự chủ cho các cơ sở GD

GS.TS Phan Văn Kha, Viện KHGD Việt Nam cho biết, hiện nay, Nhà nước giao quyền tự chủ lớn cho các trường đại học đồng nghĩa các trường đại học phải chịu trách nhiệm lớn hơn về chương trình đào tạo, về chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học, tài chính, phát triển đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý, số lượng sinh viên, văn bằng, chứng chỉ.

Đồng nghĩa, trách nhiệm xã hội phải đi đôi với quyền tự chủ, tức là tất cả các lĩnh vực giáo dục được giao quyền, trách nhiệm tự ra quyết định và triển khai thực hiện, thì quá trình ra quyết định và thực hiện càng phải đảm bảo tính minh bạch và cần phải công khai, phải chịu trách nhiệm với các quyết định.

Để quyền tự chủ của các cơ sở giáo dục được phát huy và đóng góp thiết thực cho sự nghiệp phát triển GD đòi hỏi phải xây dựng một hệ thống chịu trách nhiệm đa chiều, với sự tham dự, chia sẻ trách nhiệm giữa giáo dục và các bên liên đới.

Thực tế, muốn xây dựng một hệ thống chịu trách nhiệm thành công, thì ngay từ đầu cần phải làm rõ ai chịu trách nhiệm, trách nhiệm về cái gì, với ai, để cơ sở GD không chỉ chịu trách nhiệm với Nhà nước, cấp trên (các cơ quan quản lý và cơ quan quản lý giáo dục) mà còn chịu trách nhiệm với khách hàng (học sinh, sinh viên, phụ huynh và các chủ doanh nghiệp…) với những nhà tài trợ và với cộng đồng, các bên liên đới.

Ảnh minh hoạ/ Internet
 Ảnh minh hoạ/ Internet

Xu thế chung của thế giới

GS.TS Phan Văn Kha cho rằng, phân cấp theo hướng tăng quyền tự chủ và trách nhiệm cho các cơ sở GD trong khuôn khổ pháp luật quy định là xu thế chung của các nước cũng như ở Việt Nam. Ở các nước phát triển, phát triển GD đã đi vào ổn định, các cơ sở GD đã có quá trình phát triển lâu dài, trong đó có những trường đại học, kể cả các trường phổ thông có lịch sử phát triển hàng trăm năm, có năng lực tự chủ và tự chịu trách nhiệm xã hôi về các hoạt động của mình. Do vậy, khi điều chỉnh phân cấp quản lý GD, đồng nghĩa với việc tăng quyền tự chủ và trách nhiệm cho các cơ sở GD.

Tuy nhiên, ở nước ta hiện nay, nhiều trường đại học, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, trường mầm non và phổ thông, đặc biệt là các cơ sở GD ngoài công lập mới được thành lập nên còn hạn chế về nhiều mặt. Thực tiễn cho thấy, trong một số trường hợp, cơ sở GD được trao quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm thực hiện một công việc nào đó nhưng cơ sở GD “chưa sẵn sàng” tiếp nhận quyền và chịu trách nhiệm thực hiện quyền đó. Vì vậy tùy theo năng lực của các cơ sở GD để phân cấp quản lý và mức độ quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội phù hợp.

Cần đổi mới phân cấp quản lý GD

Những năm qua, mặc dù đã có nhiều đổi mới, quyền tự chủ và vai trò, trách nhiệm của các cơ sở GD, đặc biệt là các trường trong hệ thống giáo dục đại học và nghề nghiệp ngày càng được tăng cường. Tuy nhiên, phân cấp quản lý GD cần được điều chỉnh, đổi mới theo hướng tăng quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội của các trường là nhu cầu tất yếu khách quan.

Theo GS.TS Phan Văn Kha, phân cấp quản lý với việc phân công trách nhiệm và quyền hạn các cấp quản lý đối với từng cấp học và trình độ đào tạo, tùy thuộc vào từng loại hình dịch vụ GD, trên cơ sở đó, xác định mức độ đầu tư của Nhà nước, của người học và các bên liên đới, phạm vi quản lý Nhà nước, quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội của các cơ sở giáo dục.

GS.TS Phan Văn Kha cho rằng, để thực hiện được điều đó, cần đổi mới phân cấp quản lý GD theo các hướng như: Hoàn thiện và ban hành đồng bộ các văn bản pháp luật và hệ thống văn bản pháp quy dưới luật, quy định chi tiết, cụ thể quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội của các cấp quản lý, cơ chế phối hợp và chế tài xử lý trong quá trình thực hiện.

Đồng thời, phân cấp mạnh mẽ, tăng quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội của các cơ sở GD, nhất là các trường đại học trong thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế, tài chính.

Bên cạnh đó, đổi mới cơ bản về tư duy phân cấp trong quản lý Nhà nước, theo hướng nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước, phân cấp mạnh mẽ nhằm phát huy tính tự chủ, chủ động và trách nhiệm của UBND cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và UBND cấp huyện, giao tập trung thống nhất quyền và trách nhiệm của cơ quan quản lý giáo dục địa phương (Sở GD&ĐT và Phòng GD&ĐT) trong quản lý chuyên môn và quản lý nhân sự, quản lý tài chính, góp phần giải quyết một cách có hiệu quả các vấn đề bức xức, ngăn chặn đẩy lùi các biểu hiện tiêu cực; Đổi mới phân cấp quản lý GD với việc phân công trách nhiệm và quyền hạn của các cấp quản lý đối với từng loại hình dịch vụ GD trong nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước.

Trong bối cảnh kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế, các quy luật của thị trường (đặc biệt là quy luật cung cầu, quy luật cạnh tranh và quy luật giá trị) đã và đang tác động mạnh và chi phối các lĩnh vực của đời sống kinh tế, xã hội nước ta, trong đó GD-ĐT không phải là ngoại lệ.

Trong bối cảnh đó, cùng với sự nỗ lực của các cơ sở GD trong việc đáp ứng nhu cầu xã hội ngày càng tăng về quy mô và chất lượng, đảm bảo công bằng trong tiếp cận giáo dục cho mọi người dân, đặc biệt là người dân tộc, người dân vùng khó khăn và các đối tượng chính sách, cần sự hỗ trợ, sự điều tiết vĩ mô của Nhà nước thông qua các chính sách vĩ mô.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Hệ thống phòng không Patriot.

Nhận thêm Patriot để chặn Oreshnik?

GD&TĐ - Đức cùng Đan Mạch đã cung cấp cho Ukraine thêm 15 xe tăng Leopard, gửi một hệ thống IRIS-T SLS, một IRIS-T SLM và tăng cường Patriot.

Rashford công khai đòi rời Man Utd

Rashford công khai đòi rời Man Utd

GD&TĐ - Marcus Rashford tuyên bố "sẵn sàng cho thử thách mới" sau khi bị gạch tên khỏi trận Man Utd thắng Man City 2-1 ở vòng 16 Ngoại hạng Anh.

Học sinh Trường PTDTBT Tiểu học xã Nậm Ban, Mèo Vạc (Hà Giang). Ảnh minh họa: Nguyễn Lâm

Nỗi sợ của người thầy!

GD&TĐ - Bao giờ các bậc thầy cô giáo mới được quyền giáo dục con trẻ như chính cha mẹ giáo dục con cái “thương cho roi cho vọt”...

Nhiều năm dạy học ở miền núi, cô Hải luôn tận tâm với học sinh. Ảnh: NVCC

'Bắc nhịp cầu' giúp trò miền núi

GD&TĐ - Dạy học ở địa bàn vùng sâu, xa nhiều năm, nữ nhà giáo ở Quảng Trị luôn trăn trở khi nhận thấy học sinh thiếu thốn nhiều mặt...

Trà từ lõi ngô của nhóm sinh viên Đại học Duy Tân.

Sinh viên chế biến trà từ lõi ngô

GD&TĐ - Trà từ lõi ngô thơm ngon, giàu chất oxy hóa, vị ngọt thanh, không sinh năng lượng, tốt cho người tiểu đường, người ăn kiêng là sản phẩm của nhóm SV ĐH Duy Tân.