ĐBQH kỳ vọng GD tiếp tục được quan tâm và có nhiều đổi mới

GD&TĐ - Trao đổi với Báo GD&TĐ bên hành lang của Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV, nhiều đại biểu ghi nhận những nỗ lực, cố gắng của ngành GD, khẳng định chất lượng GD-ĐT từng bước được nâng lên. Đại biểu Quốc hội cũng kỳ vọng, GD sẽ tiếp tục được quan tâm và có nhiều đổi mới trong thời gian tới.

Việc học tập trong các phòng máy hiện đại với hệ thống công nghệ thông tin tiên tiến nhất như thế này ngày càng phổ biến ở các trường ĐH nước ta
Việc học tập trong các phòng máy hiện đại với hệ thống công nghệ thông tin tiên tiến nhất như thế này ngày càng phổ biến ở các trường ĐH nước ta

Động lực để GD ĐH phát triển

Theo đại biểu Nguyễn Kim Thúy - Đoàn đại biểu Quốc hội TP Đà Nẵng, việc Kỳ họp này Quốc hội đưa ra thảo luận và biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật GD ĐH là cần thiết; qua đó tạo được hành lang pháp lý và động lực để GD ĐH phát triển, đảm bảo công bằng cho trường công - trường tư.

“Trong dự thảo Luật lần này tôi quan tâm đến vấn đề tự chủ ĐH. Theo dự thảo thì quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các trường được mở rộng và việc này là rất bức thiết. Như một cây xanh, chúng ta cần chăm sóc cây từ gốc, đối với GD, chúng ta chăm lo, “bao cấp” cho bậc học mầm non, tiểu học… Nhưng khi đã lên ĐH thì cần giao quyền tự chủ cho các trường. Tất nhiên, tự chủ phải gắn liền với trách nhiệm giải trình trước xã hội”, đại biểu Nguyễn Kim Thúy nêu ý kiến.

Đồng quan điểm, đại biểu Nguyễn Ngọc Phương - Đoàn đại biểu tỉnh Quảng Bình, chia sẻ: Hiện nay, nhiều nước trên thế giới rất chú trọng đến vấn đề tự chủ trong GD ĐH. Đây là xu hướng chung trên thế giới. Tự chủ ĐH, trong đó có tự chủ về tài chính sẽ giảm gánh nặng về ngân sách, tiết kiệm được nguồn ngân sách của quốc gia. Đồng thời phát huy được vai trò của xã hội trong GD-ĐT; mặt khác, tạo động lực để các trường nâng cao chất lương đào tạo. Từ đó “nâng cấp” trình độ nguồn nhân lực cho đất nước. Vì vậy, tự chủ trong ĐH là rất cần thiết, để nâng cấp các trường ĐH, nâng cấp tính bình đẳng của các trường ĐH. Đồng thời tiết kiệm được nguồn ngân sách quốc gia.

Đại biểu Nguyễn Ngọc Phương cũng đồng quan điểm với rất nhiều ý kiến của các chuyên gia, theo đại biểu, tự chủ không có nghĩa là cắt hoàn toàn kinh phí và không còn sự đầu tư của Nhà nước. “Tôi đồng tình với phương án Nhà nước đầu tư cho các trường theo hướng “khoán việc” và các trường sẽ phải tham gia cạnh tranh lành mạnh và có đủ uy tín, năng lực để được đón nhận từ nguồn ngân sách của Nhà nước” - đại biểu Nguyễn Ngọc Phương trao đổi.

Cũng theo đại biểu Nguyễn Ngọc Phương, theo cơ chế tự chủ thì các trường sẽ phải chủ động hơn, năng động hơn và trách nhiệm hơn. Điều đáng nói là, nếu theo dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật GD ĐH, sẽ đảm bảo cạnh tranh công bằng giữa các trường công và trường tư. “Tất nhiên, trong quá trình quản lý điều hành cần phải dân chủ, minh bạch, công khai và nếu làm tốt được vấn đề này thì vấn đề tự chủ sẽ thúc đẩy GD ĐH phát triển” - đại biểu Nguyễn Ngọc Phương nhấn mạnh.

Giảm 10% biên chế đối với GD là bất cập

Cũng liên quan đến lĩnh vực GD-ĐT, tại buổi thảo luận tổ sáng ngày 24/10, đại biểu Nguyễn Thị Nghĩa - Đoàn đại biểu Quốc hội Hải Phòng ghi nhận nhiều thành tích của ngành GD trong thời gian qua. Đặc biệt là các kỳ thi Olympic khu vực và quốc tế, HS của Việt Nam đã đạt được thành tích cao với nhiều huy chương, mang vinh quang về cho Tổ quốc. Đây được coi là điểm sáng của GD.

Bên cạnh những nỗ lực, cố gắng của ngành GD, đại biểu Hoàng Quang Hàm - Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Phú Thọ cho rằng, ngành GD đang gặp nhiều khó khăn, đội ngũ nhà giáo đang bị tác động bởi nhiều chính sách; trong đó có chính sách tinh giản biên chế. Theo đại biểu, nếu áp dụng tư duy giảm biên chế 10% đối với khối sự nghiệp, trong đó có GD là bất cập và không khả thi. Vì vậy cần xem xét, tính toán lại và có cách hiểu tường minh về vấn đề này.

Đồng tình với quan điểm trên, đại biểu Đặng Hoài Tân - Đoàn Bình Định cho rằng, giáo dục đã có nhiều đổi mới và đạt được nhiều kết quả quan trọng. Để phát huy được kết quả này, Nhà nước cần tiếp tục đầu tư nhiều hơn về cơ sở trường lớp, nhất là đối với các vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào DTTS, qua đó đáp ứng nhu cầu dạy và học của con em các địa phương.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rashford công khai đòi rời Man Utd

Rashford công khai đòi rời Man Utd

GD&TĐ - Marcus Rashford tuyên bố "sẵn sàng cho thử thách mới" sau khi bị gạch tên khỏi trận Man Utd thắng Man City 2-1 ở vòng 16 Ngoại hạng Anh.

Học sinh Trường PTDTBT Tiểu học xã Nậm Ban, Mèo Vạc (Hà Giang). Ảnh minh họa: Nguyễn Lâm

Nỗi sợ của người thầy!

GD&TĐ - Bao giờ các bậc thầy cô giáo mới được quyền giáo dục con trẻ như chính cha mẹ giáo dục con cái “thương cho roi cho vọt”...

Nhiều năm dạy học ở miền núi, cô Hải luôn tận tâm với học sinh. Ảnh: NVCC

'Bắc nhịp cầu' giúp trò miền núi

GD&TĐ - Dạy học ở địa bàn vùng sâu, xa nhiều năm, nữ nhà giáo ở Quảng Trị luôn trăn trở khi nhận thấy học sinh thiếu thốn nhiều mặt...

Trà từ lõi ngô của nhóm sinh viên Đại học Duy Tân.

Sinh viên chế biến trà từ lõi ngô

GD&TĐ - Trà từ lõi ngô thơm ngon, giàu chất oxy hóa, vị ngọt thanh, không sinh năng lượng, tốt cho người tiểu đường, người ăn kiêng là sản phẩm của nhóm SV ĐH Duy Tân.

Arsenal tổn thất lớn

Arsenal tổn thất lớn

GD&TĐ - Bukayo Saka sẽ phải ngồi ngoài "nhiều tuần" vì chấn thương nghiêm trọng trong trận Arsenal thắng Crystal Palace 5-1 ở vòng 17 Ngoại hạng Anh.