Giải pháp phòng chống xâm hại tình dục ở HS Tiểu học giành giải Nhất cấp Bộ

GD&TĐ - Nghiên cứu của 2 sinh viên Nguyễn Thị Khánh Linh và Đào Khánh Chi được thực hiện trên 262 học sinh lớp 4 và 30 giáo viên của 3 trường tiểu học: Tuy Lộc, Thị trấn Sông Thao và Sơn Tình, Huyện Cẩm Khê, Phú Thọ...

Khánh Linh và Khánh Chi nhận giải Nhất cuộc thi "Sinh viên nghiên cứu khoa học" cấp Bộ và giải Khuyến khích cuộc thi "Sinh viên nghiên cứu khoa học" Eureka 2020.
Khánh Linh và Khánh Chi nhận giải Nhất cuộc thi "Sinh viên nghiên cứu khoa học" cấp Bộ và giải Khuyến khích cuộc thi "Sinh viên nghiên cứu khoa học" Eureka 2020.

Với tính thực tiễn trong việc chỉ ra hạn chế và giải pháp giúp học sinh tiểu phòng, chống xâm hại tình dục, đề tài của hai SVTrường ĐH Hùng Vương vừa đạt giải Nhất cuộc thi "Sinh viên nghiên cứu khoa học" cấp Bộ và giải Khuyến khích cuộc thi "Sinh viên nghiên cứu khoa học" Eureka.

Kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục ở học sinh còn thấp

Để có được kết quả nghiên cứu khách quan, phản ánh đúng những gì mà học sinh cùng giáo viên đang ý thức và suy nghĩ về vấn nạn trên, hai nữ sinh viên đã phối hợp các phương pháp như: Phân tích, tổng hợp, quan sát, điều tra, lấy ý kiến chuyên gia, thống kê toán học… nhằm làm rõ thực trạng phòng chống xâm hại (Phòng chống xâm hại tình dục; phòng chống bắt cóc, phòng chống tự xâm hại) cho học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm ở một số trường tiểu học trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.

Từ kết quả nghiên cứu, đề xuất một số biện pháp giáo dục phòng chống xâm hại một cách hiệu quả, thiết thực, khả thi và phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi học sinh tiểu học.

Kết quả nghiên cứu của 2 bạn cho thấy; có 38,9% học sinh tự đánh giá bản thân có thái độ tích cực, chủ động; 55,7% tỏ thái độ bình thường và 5,4% tỏ thái độ thờ ơ, bàng quan đối với công tác giáo dục phòng, chống xâm hại. Trong khi đó, có 76,7% giáo viên đánh giá rằng học sinh có thái độ không cần, thờ ơ, bàng quan đối với việc rèn luyện giáo dục phòng, chống xâm hại; 20% giáo viên đánh giá thái độ học sinh ở mức bình thường...

Nghiên cứu của Khánh Linh và Khánh Chi cũng chỉ ra; lý do dẫn đến kết quả phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ chưa cao theo nhiều giáo viên là do học sinh còn nhút nhát, chưa tích cực, chủ động tham gia các hoạt động (chiếm tỉ lệ 43,3%).  Do thời gian các môn học chính khóa chiếm phần lớn cho nên thời gian tham gia các hoạt động trải nghiệm còn hạn chế (chiếm tỉ lệ 26,7%).

Mặt khác, lý do không kém phần quan trọng là chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường nên một số phụ huynh không muốn con tham gia vào các hoạt động ngoài giờ lên lớp vì sợ không đảm bảo được chương trình học chính khóa (chiếm tỉ lệ 16,7% và 13,3%).

Hai bạn Khánh Linh và Khánh Chi (trái) bên giáo viên hướng dẫn đề tài nghiên cứu của mình.
Hai bạn Khánh Linh và Khánh Chi (trái) bên giáo viên hướng dẫn đề tài nghiên cứu của mình.

Nghiên cứu đưa ra giải pháp có tính thực tiễn cao

Từ những kết quả nghiên cứu, Khánh Linh và Khánh Chi cho rằng cần phòng, chống xâm hại cho học sinh tiểu học thông qua hoạt động trải nghiệm.

Đó là giúp học sinh vận dụng tri thức, vốn kinh nghiệm để nhận diện, ứng phó những nguy hiểm từ những tác động bên ngoài nhằm tránh gây tổn thương nhất định, đảm bảo về mặt tâm lý và tinh thần được an toàn, khỏe mạnh và phát triển đầy đủ.

Việc phòng, chống xâm hại sẽ bao gồm nhiều nội dung như: hành động tự xâm hại bản thân; tự làm đau, tổn thương bản thân, gây thương tích cả về thể xác lẫn tinh thần; nhận biết những nguy hiểm của bản thân nhưng vẫn cố ý thực hiện…

Cụ thể, nhà trường và giáo viên cần thiết kế và tổ chức các trò chơi phòng chống xâm hại cho học sinh tiểu học thông qua hoạt động trải nghiệm như trò chơi múa rối, trò chơi dân gian, trò chơi vận động… với các chủ đề phòng chống những hành động tự xâm hại; phòng chống xâm hại tình dục; phòng chống bắt cóc.

Nhà trường cần thiết kế và tổ chức các hội thi phòng chống xâm hại cho học sinh tiểu học thông qua hoạt động trải nghiệm: các hội thi vẽ tranh, sáng tác truyện; sáng tác thơ…Thiết kế và tổ chức môi trường khuyến khích học sinh tiểu học tương tác và trải nghiệm...

Đánh giá về đề tài nghiên cứu, Th.s Bùi Thị Loan- Khoa Giáo dục Tiểu học Trường ĐH Hùng Vương, giáo viên hướng dẫn 2 bạn cho biết: Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là tài liệu tham khảo cần thiết cho công tác giáo dục phòng chống xâm hại cho học sinh tiểu học thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp nói riêng và giáo dục kỹ năng sống nói chung. Bởi tính thực tiễn của đề tài là rất lớn.

Theo sinh viên Đào Khánh Chi, xâm hại trẻ em là một trong những vấn nạn đang có chiều hướng gia tăng phức tạp, đặc biệt ở các vùng nông thôn, miền núi và hậu quả nặng nề khi học sinh tiểu học bị xâm hại thường phải đối diện với nguy cơ của sự phát triển không bình thường về tâm lí, xấu hổ, mặc cảm.

Học sinh xây dựng hoạt cảnh về một tình huống bị lợi dụng, xâm hại tình dục để tuyên truyền (ảnh minh họa).
Học sinh xây dựng hoạt cảnh về một tình huống bị lợi dụng, xâm hại tình dục để tuyên truyền (ảnh minh họa).

“Để việc phòng ngừa, ngăn chặn tình trạng xâm hại học sinh tiểu học, cần có sự chung và phối hợp chặt chẽ của cả gia đình, nhà trường và xã hội và bản thân học sinh tiểu học trong việc trang bị kiến thức; định hướng thái độ và rèn luyện kĩ năng ứng phó cho học sinh tiểu học trước nguy cơ bị xâm hại, giúp các em nâng cao khả năng tự bảo vệ bản thân.

Và để các giải pháp phòng ngừa trên được hiệu quả, việc đa dạng các hoạt động trải nghiệm là con đường lựa chọn hiệu quả và tối ưu cho quá trình phòng chống những hành động tự xâm hại; phòng chống xâm hại tình dục; phòng chống bắt cóc cho học sinh tiểu học”- Khánh Chi nói.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Lá bài cuối cùng

GD&TĐ - Sau hơn một năm xung đột dữ dội, cả dải đất Gaza gần như đã bị biến thành đống đổ nát và trở thành một cuộc khủng hoảng nhân đạo tồi tệ.