Flickr sẽ ra sao sau khi Yahoo được bán cho Verizon?

Tương lai của trang web chia sẻ hình ảnh vẫn còn chưa rõ ràng nhưng người sáng lập Flickr cho rằng "Flickr đã chết ngay khi nó được mua lại vào năm 2005".

Flickr sẽ ra sao sau khi Yahoo được bán cho Verizon?

Khi Verizon quyết định mua lại Yahoo trong tình trạng ốm yếu với giá 4,8 tỷ USD, những dự đoán về hướng phát triển tiếp theo của Flickr vẫn chưa rõ ràng.

Trong thời đại của Instagram và bộ lọc hipster, chắc hẳn nhiều người đã quên mất rằng Flickr đã từng là công cụ chia sẻ ảnh tốt nhất trên Internet với vô số tính năng và một cộng đồng người dùng rất lớn từ những nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp đến người dùng nghiệp dư.

Công cụ này kết hợp cả môi trường mạng xã hội, nơi lưu trữ những hình ảnh kỷ niệm cả một thời gian dài trước khi xuất hiện những tên tuổi lưu trữ trực tuyến như Picasa, Dropbox và iCloud.

"Những ngày hoàng kim trong quá khứ thật tuyệt vời, nó có cả một cộng đồng thực sự sôi động và mỗi khi bạn đăng một tấm ảnh, sẽ có hàng trăm người vào tương tác, bình luận", Sean Bonner, người đã tải gần 13.000 hình ảnh lên trang web nói.

Nhiếp ảnh gia đến từ Luân Đôn, Laura Ward gia nhập Flickr vào năm 2005 và đã tích cực tham gia vào một nhóm cộng đồng Brixton sử dụng nền tảng Flickr như một cách để khám phá những khu phố. "Nhiều người trong chúng tôi đã có những kỷ niệm tình bạn thật tuyệt vời. Đó là nền tảng hoàn hảo chúng tôi từng tham gia", cô nói.

Flickr được Yahoo mua lại vào năm 2005, và trong những ngày đầu đó là một thương vụ mua bán thành công. "Những người sáng lập Flickr bao gồm Stewart Butterfield và Caterina Fake hiện vẫn còn sử dụng trang web và bạn vẫn có thể tương tác với họ", Bonner nói.

Tuy nhiên, sự viên mãn này đã không kéo dài lâu. Người sáng lập Flickr và  đồng sáng lập Slack hiện nay, Giám đốc điều hành Stewart Butterfield đã nói với Wired rằng sự đổi mới sáng tạo ở Flickr đã ngừng lại ngay sau khi nó đã được mua lại. Ông và các đồng sáng lập đã nghĩ trang web sẽ được nuôi dưỡng và phát triển bởi một công ty mẹ lớn hơn. Nhưng bản thân họ đã nhầm!

Ứng dụng Flickr dành cho di động ra mắt vào năm 2009 không đáp ứng được thời đại bùng nổ của điện thoại thông minh khi ứng dụng hoạt động khá chậm chạp và nhiều lỗi.

Khi Marissa Mayer nắm quyền kiểm soát Yahoo trong năm 2012, những người trung thành với Flickr đã hy vọng rằng nó có thể được chú ý đầu tư phát triển một cách xứng đáng. Bonner đã mua tên miền dearmarissamayer.com (Thưa bà Marisa Mayer) và sử dụng nó để lưu trữ thông điệp đơn giản: "Hãy làm Flickr hồi sinh một lần nữa."

Yahoo có vẻ có phản hồi với lời đề nghị này, ít nhất là trong thời gian ngắn. Công ty cuối cùng đã phát hành một số tính năng mới dành cho ứng dụng trên di động và bắt đầu cung cấp một terabyte không gian lưu trữ cho người dùng miễn phí, nhưng những cải tiến này là quá ít và muộn mằn.

Theo Laura Ward, Yahoo gần như đã nỗ lực một cách tuyệt vọng để thu hút thế hệ Instagram, và khi làm như vậy nó bắt đầu trở nên xa lánh người dùng cốt lõi của trang web, nhiều người trong số đó là các nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp. "Chúng tôi đã hy vọng rất nhiều rằng Yahoo sẽ đưa ra những đổi mới tích cực, tuy nhiên những thay đổi mới lại khiến chúng tôi thấy mất dần đi những gì đã thực sự khiến chúng tôi thấy gắn bó", cô nói.

"Khi chúng tôi gửi phản hồi, cảm giác như không có ai lắng nghe chúng tôi. Đó là một chút xúc phạm đến những người đã cố gắng sử dụng Flickr trong nhiều năm. Dường như chúng tôi rõ ràng không còn là đối tượng mục tiêu của họ nữa."

Bonner đồng ý. "Không ai đủ kiên nhẫn để đợi 8 đến 10 tháng để có một phản hồi. Chúng tôi là những người trả tiền cho một dịch vụ mà không được phục vụ, điều đó đã khiến mọi người dần rời bỏ đi", ông nói.

Bonner và Ward vẫn sử dụng Flickr, nhưng gần như không còn tích cực nữa. Cả hai đều lo ngại về tương lai của nền tảng này khi nó thuộc quyền sở hữu của Verizon. "Nếu Flickr phải đóng cửa, chắc chắn tôi sẽ cảm thấy khá buồn nhưng thực sự điều này sẽ không khiến tôi ngạc nhiên", Ward nói.

"Flickr đóng một vai trò rất lớn và quan trọng trong cách chúng ta sử dụng web và giúp chúng tôi hiểu những gì chúng tôi muốn khi chúng ta chia sẻ ảnh với mọi người, mọi ứng dụng chia sẻ ảnh hiện nay đều lấy cảm hứng từ nó", Bonner nói thêm. "Vì vậy, thật đáng tiếc khi Flickr phải đóng cửa".

Nhiều người dùng đã lo lắng về việc dịch vụ Flickr đóng cửa khiến một số lượng lớn các bức ảnh họ lưu trữ trên đó có thể mất theo. Một số người đang tiến hành sao lưu các bức ảnh này thông qua các ứng dụng bên thứ ba như Bulkr, Flickandshare hoặc sử dụng công cụ tải về hàng loạt của Flickr.

"Flickr là một trong những cộng đồng chia sẻ ảnh lớn nhất thế giới và một nền tảng có hàng triệu sử dụng. Số lượng các bức ảnh được tải lên Flickr lên tới 12,4 tỷ ảnh", một phát ngôn viên của Yahoo cho biết. "Chúng tôi vẫn đang tiếp tục tập trung vào việc tạo ra một điểm đến cho cộng đồng các nhiếp ảnh gia và những người yêu thích những bức ảnh."

Theo XHTT

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Hệ thống THAAD của Mỹ.

Kích hoạt vụ phóng Oreshnik mới

GD&TĐ - Theo Reuters, lực lượng tên lửa Nga có thể phóng tiếp tên lửa Oreshnik vào Ukraine, sau khi bị Kiev tập kích lãnh thổ bằng ATACMS.

Minh họa/INT.

Truyện ngắn: Hồi ức khó quên

GD&TĐ - Tôi từng nghĩ rằng mình có thể hóa thành một chiếc ô, chỉ dựa vào sức lực và ý chí của bản thân để che chở cho cả gia đình trước những cơn giông bão của cuộc đời.

Minh họa/INT.

Nhạc kịch Việt tự tin 'cất cánh'

GD&TĐ - Nhạc kịch 'Giấc mơ Chí Phèo' của Nhà hát Ca Múa Nhạc Thăng Long đang được khởi động bán vé cho suất công diễn cuối tháng 12.