Đóng góp ý tưởng giảm thiểu rác thải nhựa tại Huế

GD&TĐ - Nhiều sáng kiến được đưa ra nhằm giảm thiểu rác thải nhựa tại Huế tại cuộc thi chung kết "Sáng kiến giảm thiểu rác thải nhựa – Huế 2023".

Ngày 28/5, tại TP Huế, tỉnh Thừa Thiên – Huế, WWF - Việt Nam phối hợp với Trung tâm Khởi nghiệp và Đổi mới sáng tạo tỉnh Thừa Thiên - Huế tổ chức chung kết cuộc thi “Sáng kiến giảm thiểu rác thải nhựa – Huế 2023” với mong muốn tìm kiếm các ý tưởng sáng tạo nhằm giảm thiểu vấn đề rác thải nhựa tại TP Huế và quảng bá Huế một điểm đến di sản giảm thiểu rác thải nhựa.

Các sản phẩm của dự án tại vòng chung kết cuộc thi Sáng kiến giảm thiểu rác thải nhựa – Huế 2023.

Các sản phẩm của dự án tại vòng chung kết cuộc thi Sáng kiến giảm thiểu rác thải nhựa – Huế 2023.

Phát biểu tại cuộc thi, ông Trần Song – Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Huế, Giám đốc BLQ Dự án “Huế - Đô thị giảm nhựa ở miền Trung Việt Nam” cho biết: “Tôi mong muốn qua cuộc thi này sẽ lựa chọn được các sáng kiến, giải pháp giảm thiểu rác thải nhựa thiết thực, hiệu quả, phù hợp với tình hình thực tế của TP Huế. Qua đó hỗ trợ cho TP Huế áp dụng có hiệu quả, phù hợp và đạt được mục tiêu giảm thiểu rác thải nhựa thất thoát ra môi trường cũng như tiếp tục phát huy các danh hiệu: “Thành phố bền vững môi trường Asean"; “Thành phố Xanh quốc gia” và đô thị Huế “Di sản, văn hóa, sinh thái, cảnh quan, thân thiện với môi trường” trong du khách và bạn bè quốc tế”.

Ông Trần Song – Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Huế, Giám đốc BLQ Dự án “Huế - Đô thị giảm nhựa ở miền Trung Việt Nam” phát biểu tại cuộc thi.

Ông Trần Song – Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Huế, Giám đốc BLQ Dự án “Huế - Đô thị giảm nhựa ở miền Trung Việt Nam” phát biểu tại cuộc thi.

“Để cuộc thi thành công tốt đẹp, tôi đề nghị các đội thi bình tĩnh, tự tin, trình bày sáng kiến mạch lạc và đạt được kết quả tốt. Ban Giám khảo công tâm, khách quan để lựa chọn được các sáng kiến xuất sắc nhất, phù hợp nhất với mục tiêu của dự án và định hướng phát triển giảm nhựa TP Huế”, ông Song nhấn mạnh.

Dự án “Huế - Đô thị giảm nhựa ở miền Trung Việt Nam” đang nỗ lực thực hiện nhiều hoạt động để phấn đấu đến hết năm 2024, TP Huế sẽ giảm được 30% lượng rác thải nhựa thất thoát ra môi trường. Để thực hiện mục tiêu này, cũng như góp phần xây dựng hình ảnh Huế điểm đến di sản xanh - sạch - đẹp, TP Huế cần nhiều hành động hơn nữa, bao gồm các sáng kiến, giải pháp quản lý và kỹ thuật nhằm cải thiện hệ thống quản lý chất thải rắn và giảm thiểu rác thải nhựa.

Dự án "Nghiên cứu, sản xuất túi/màn phân hủy sinh học từ nguyên liệu thiên nhiên" của nhóm học sinh trường THPT Chuyên Khoa học, ĐH Khoa học Huế tại cuộc thi.

Dự án "Nghiên cứu, sản xuất túi/màn phân hủy sinh học từ nguyên liệu thiên nhiên" của nhóm học sinh trường THPT Chuyên Khoa học, ĐH Khoa học Huế tại cuộc thi.

Những hoạt động của dự án sẽ có vai trò phát triển nguyên liệu thay thế màng bọc nilong.

Những hoạt động của dự án sẽ có vai trò phát triển nguyên liệu thay thế màng bọc nilong.

Trong khuôn khổ cuộc thi, các đội/cá nhân đã trải qua quá trình rèn luyện, nâng cao năng lực thông qua chương trình hướng dẫn và hỗ trợ từ những chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực ươm mầm, quản lý dự án. Sau hơn 3 tháng tranh tài với 3 vòng đánh giá gay cấn và hấp dẫn, 9 đội thi đã được lựa chọn để bước vào thử thách cuối cùng tại vòng chung kết.

Dự án "Mì tôm xanh" của giáo viên Vũ Thị Thảo – Trường THPT Vinschool Times City (Hà Nội) được Ban Giám khảo đánh giá cao về tính ứng dụng thực tiễn. Theo đó, dự án sẽ tiến hành gom vỏ mì từ cộng đồng, xử lý và làm sạch, tạo sợi đan bằng vỏ mì và thiết kế và đan thành các sản phẩm.

Dự án "Mì tôm xanh" của giáo viên Vũ Thị Thảo – Trường THPT Vinschool Times City (Hà Nội) được Ban Giám khảo đánh giá cao về tính ứng dụng thực tiễn. Theo đó, dự án sẽ tiến hành gom vỏ mì từ cộng đồng, xử lý và làm sạch, tạo sợi đan bằng vỏ mì và thiết kế và đan thành các sản phẩm.

Các sản phẩm tái chế làm từ vỏ mì tôm trưng bày tại vòng chung kết của cuộc thi.

Các sản phẩm tái chế làm từ vỏ mì tôm trưng bày tại vòng chung kết của cuộc thi.

Tại vòng chung kết, các đội thi đã tranh tài và thể hiện năng lực của mình thông qua phần trình bày chi tiết nội dung kế hoạch hoạt động và ngân sách của dự án để triển khai sáng kiến trong khoảng thời gian quy định và phản biện cùng Ban Giám khảo.

Sáng kiến DONASO của tác giả Nguyễn Thanh Tuấn trình bày về quy trình xử lý chất thải rắn để giảm thiểu ô nhiễm môi trường tại TP Huế.

Sáng kiến DONASO của tác giả Nguyễn Thanh Tuấn trình bày về quy trình xử lý chất thải rắn để giảm thiểu ô nhiễm môi trường tại TP Huế.

Các giám khảo đã chấm điểm dựa trên 3 tiêu chí gồm: tính phù hợp giữa kế hoạch triển khai và kế hoạch tài chính; năng lực quản lý tài chính dự án; năng lực vận hành của dự án để đảm bảo sáng kiến được triển khai theo đúng kế hoạch. Tại vòng này, Ban Giám khảo đã lựa chọn các dự án xuất sắc nhất, phù hợp nhất với mục tiêu của dự án và định hướng phát triển giảm nhựa của TP Huế với mức tài trợ kinh phí tối đa để triển khai thực hiện dự án lên đến 500 triệu/1 dự án.

Sáng kiến "Chuyến đi của rơm" của tác giả Dương Thị Nhung đưa ra nhằm giảm thiểu tình trạng đốt rơm sau khi thu hoạch lúa.

Sáng kiến "Chuyến đi của rơm" của tác giả Dương Thị Nhung đưa ra nhằm giảm thiểu tình trạng đốt rơm sau khi thu hoạch lúa.

Ban Giám khảo trao đổi, nhận xét, đánh giá các dự án của thí sinh tại vòng chung kết cuộc thi Sáng kiến giảm thiểu rác thải nhựa - Huế 2023. (Ảnh: Hoàng Hải).Ban Giám khảo trao đổi, nhận xét, đánh giá các dự án của thí sinh tại vòng chung kết cuộc thi Sáng kiến giảm thiểu rác thải nhựa - Huế 2023. (Ảnh: Hoàng Hải).

Ban Giám khảo trao đổi, nhận xét, đánh giá các dự án của thí sinh tại vòng chung kết cuộc thi Sáng kiến giảm thiểu rác thải nhựa - Huế 2023. (Ảnh: Hoàng Hải).

Cuộc thi “Sáng kiến giảm thiểu rác thải nhựa - Huế 2023” được phát động ngày 23/2/2023 với sự tham gia của mọi cá nhân, tổ chức trên khắp cả nước với các thành viên trên 16 tuổi. Sau hơn 1 tháng mở đơn đăng ký, cuộc thi đã nhận được 68 sáng kiến dự thi với các thí sinh từ khắp mọi miền đất nước. Các sáng kiến có nội dung và đề tài đa dạng, thể hiện được sự sáng tạo và niềm khao khát đóng góp vào công cuộc giảm nhựa. Cuộc thi được thiết kế nhằm tạo cơ hội cho các cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp khởi nghiệp trên toàn quốc thể hiện tài năng, sự sáng tạo, trách nhiệm của công dân xanh trong thời kỳ công nghệ số đang chuyển đổi vô cùng mạnh mẽ, đóng góp cho nỗ lực giảm thiểu rác thải nhựa tại TP Huế.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.

Giá khay nhựa công nghiệp