Đổi mới phương pháp dạy học ở trường trung học – hướng đi đúng của đổi mới giáo dục

GD&TĐ - “Trên nguyên tắc đảm bảo chuẩn kiến thức, kĩ năng được quy định trong chương trình giáo dục phổ thông, các tổ/nhóm chuyên môn, giáo viên được chủ động lựa chọn nội dung, xây dựng các chủ đề dạy học trong mỗi môn học và các chủ đề tích hợp, liên môn, đồng thời xây dựng kế hoạch dạy học phù hợp với các chủ đề và theo các phương pháp dạy học tích cực" là một trong tư tưởng xuyên suốt của việc đổi mới phương pháp dạy học ở trường trung học.

Đổi mới phương pháp dạy học ở trường trung học – hướng đi đúng của đổi mới giáo dục

Việc đổi mới này đang nhận được sự đồng thuận, hưởng ứng từ các trường phổ thông và đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận sau một thời gian thực hiện.

Giáo viên tích cực đổi mới phương pháp dạy học. Học sinh được chú trọng đánh giá năng lực vận dụng kiến thức và năng lực thực hành

Đối tượng trực tiếp thụ hưởng và thực hiện đổi mới phương pháp dạy học ở trường trung học chính là các thầy cô giáo. Trao đổi với chúng tôi, nhiều thầy cô đều chung ý kiến cho rằng: Đổi mới hình thức, phương pháp kiểm tra, đánh giá, tạo điều kiện thúc đẩy giáo viên áp dụng các phương pháp dạy học tích cực: chú trọng đánh giá năng lực vận dụng kiến thức và năng lực thực hành của học sinh; coi trọng đánh giá trong quá trình dạy học vì sự tiến bộ của học sinh thông qua các sản phẩm học tập mà học sinh hoàn thành trong các hoạt động học, bao gồm sản phẩm học tập hoàn thành trên lớp và ở nhà.

Bên cạnh đó, việc đổi mới phương thức đánh giá giáo viên để tạo điều kiện cho giáo viên tích cực đổi mới phương pháp dạy học, loại bỏ khái niệm "cháy giáo án" trong việc đánh giá giờ dạy của giáo viên. Phương pháp này còn giúp thực hiện tiêu chí đánh giá, rút kinh nghiệm giờ dạy thông qua phân tích hoạt động học của học sinh phù hợp với các phương pháp dạy học tích cực.

Cơ chế quản lý chuyên môn được đổi mới, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên thực hiện có hiệu quả các phương pháp dạy học tích cực. Hiểu được mỗi giáo viên cần phải chuẩn bị công phu và cần có nhiều thời gian dạy học, Bộ GD&ĐT đã hướng dẫn mỗi giáo viên có thể dạy theo phương pháp dạy học tích cực từ 1 đến 2 bài học/chủ đề trong năm học. Nhiều giáo viên dạy các bài học/chủ đề khác nhau, qua nhiều năm thì số bài học/chủ đề được dạy theo phương pháp dạy học tích cực sẽ tăng lên.

Lãnh đạo các sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) cho biết, các sở GD&ĐT đã chỉ đạo và tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở giáo dục áp dụng các phương pháp dạy học và kiểm tra dạy học tích cực phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của địa phương.

Nhiều Sở bước đầu đã có những đổi mới trong công tác quản lý chuyên môn, tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên và nhà trường chủ động sắp xếp lại nội dung dạy học phù hợp với các phương pháp dạy học tích cực. Nội dung này đang nhận được sự đồng thuận của các thầy cô giáo. Các thầy cô cho biết, việc chủ động vận dụng các tiêu chí phân tích, rút kinh nghiệm bài học theo hướng dẫn của Bộ GD&ĐT (công văn 5555/BGDĐT-GDTrH) làm tiêu chí đánh giá giờ dạy của giáo viên trong kì thi giáo viên giỏi là một trong những việc làm thiết thực và hiệu quả.

Được biết, hiện nay phương pháp dạy học tích cực được đưa vào hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáodục tiểu học, giáo dục trung học hằng năm để các địa phương chỉ đạo triển khai thành hoạt động dạy học thường xuyên trong các nhà trường.

Chuẩn bị kỹ lưỡng về phát triển đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên

Để thực hiện tốt việc đổi mới phương pháp dạy học này, được biết ngay từ thời gian đầu triển khai, Bộ GD&ĐT đã tổ chức một số đợt tập huấn cốt cán dưới sự hướng dẫn trực tiếp của các chuyên gia nước ngoài, hình thành được một đội ngũ giảng viên nòng cốt triển khai biên soạn tài liệu và tổ chức tập huấn giáo viên của Bộ. Ngay sau đó, Bộ đã triển khai các đợt tập huấn giáo viên cốt cán cấp trung ương để đáp ứng được yêu cầu tập huấn mở rộng tại địa phương, đồng thời áp dụng được phương pháp dạy học tích cực trong quá trình dạy học ở trường phổ thông.

Tại các trường sư phạm, lãnh đạo các trường đã đưa phương pháp dạy học tích cực vào giảng dạy, nhiều giáo sinh đã được tiếp cận với phương pháp dạy học tích cực sau khi tốt nghiệp và sẵn sàng áp dụng được phương pháp này trong các trường phổ thông.

Các Sở GD&ĐT đã chú trọng tổ chức tập huấn mở rộng cho đội ngũ giáo viên trực tiếp giảng dạy tại các trường phổ thông; tổ chức sinh hoạt tổ/nhóm chuyên môn theo nghiên cứu bài học với các bài học minh họa được thiết kế theo phương pháp và kiểm tra giảng dạy.

Trang web "Bàn tay nặn bột", "Trường học kết nối" là kênh thông tin đắc lực hỗ trợ hoạt động dạy học của giáo viên và học sinh đổi mới phương pháp dạy học.

Hàng nghìn chủ đề dạy học, thiết bị dạy học và học liệu do giáo viên và học sinh cùng thiết kế

Một trong những nội dung được giới chuyên môn đánh giá cao là sau khi triển khai dạy học theo phương pháp dạy học tích cực, các tổ, nhóm chuyên môn đã xây dựng được hàng nghìn chủ đề dạy học. Từ nguồn tài liệu về phương pháp Bàn tay nặn bột, nhiều dụng cụ thí nghiệm tự làm và học liệu đã được giáo viên chế tạo để tổ chức hoạt động học của học sinh; nhiều dụng cụ thí nghiệm và học liệu do học sinh sưu tầm, chế tạo như là những sản phẩm học tập.

Ghi nhận cho đến thời điểm này, nhiều bài học dự thi giáo viên giỏi, nhiều hồ sơ dạy học của giáo viên dự thi cuộc thi Dạy học theo chủ đề tích hợp được thực hiện theo phương pháp và kiểm tra dạy học tích cực.

Một số nội dung dạy học đã được sắp xếp lại, khắc phục được một số chồng chéo về nội dung giữa các môn. Việc tổ chức các hoạt động học theo tiến trình sư phạm của phương pháp dạy học tích cực đã được thực hiện ở nhiều bài học theo mô hình trường học mới.

Công tác giáo viên và học sinh cùng tham gia quá trình giảng dạy học tập và tự sáng tạo các thiết bị dạy học đang nhận được sự hưởng ứng rất lớn từ các địa phương. Cho đến thời điểm này, nhiều Sở GD&ĐT đã chú trọng phát triển hoạt động tự làm thiết bị dạy học trong giáo viên; định kì tổ chức các cuộc thi thiết bị dạy học tự làm. Nhiều sản phẩm sáng tạo của giáo viên và học sinh đã được ghi nhận và đánh giá cao.

Tiếp tục thực hiện sâu rộng hơn nữa đổi mới phương pháp dạy học

Không phủ nhận việc nhận thức của một bộ phận cán bộ quản lý, giáo viên, cha mẹ học sinh về vai trò, tác dụng của các phương pháp dạy học tích cực còn hạn chế dẫn tới ngại đổi mới, viện nhiều lý do khó khăn để không triển khai thực hiện...Bên cạnh đó là việc quản lý chuyên môn còn nặng nề theo phong cách hành chính, áp đặt. Việc dự giờ, nhận xét, đánh giá giờ dạy của nhiều cán bộ quản lý cấp sở/phòng/trường còn chậm đổi mới. Khả năng vận dụng phương pháp của giáo viên còn hạn chế. Chỉ một số học sinh khá giỏi được khuyến khích học tập. Nhiều bài dạy vẫn được thực hiện theo bài/tiết trong sách giáo khoa dẫn tới hoạt động học của học sinh không hiệu quả.

Song, đó chỉ là những khó khăn bước đầu. Thời gian tới, Bộ GD&ĐT chủ trương tiếp tục tuyên truyền sâu rộng về định hướng chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá thông suốt từ Bộ - Sở - Phòng - Trường - giáo viên để tạo động lực cho giáo viên thực hiện.

Cùng với đó là một số nhiệm vụ trọng tâm để thực hiện đổi mới phương pháp dạy học. Bộ sẽ tăng cường chỉ đạo việc giao quyền chủ động xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục cho các nhà trường và giáo viên. Tiếp tục chỉ đạo đổi mới căn bản hình thức và phương pháp thi, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục theo hướng coi trọng phát triển năng lực học sinh.

Một trong những nội dung quan trọng là công tác tập huấn cho cán bộ quản lý về chủ trương của Bộ và nghiệp vụ quản lý chuyên môn theo hướng tăng quyền chủ động thực hiện kế hoạch giáo dục cho các nhà trường và các tổ chuyên môn.  Hiệu trưởng cần phải đi tiên phong về đổi mới phương pháp dạy học; tổ chức hướng dẫn, chăm lo các điều kiện, phương tiện phục vụ giáo viên đổi mới phương pháp dạy học.

Hình thành đội ngũ giáo viên cốt cán về đổi mới phương pháp dạy học. Tăng cường đổi mới sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn theo nghiên cứu bài học, qua đó thường xuyên tổ chức dự giờ thăm lớp và nghiêm túc rút kinh nghiệm, tổ chức sinh hoạt chuyên môn với nội dung phong phú, thiết thực, động viên tinh thần cầu thị trong tự bồi dưỡng của giáo viên.

Tài liệu hướng dẫn về các phương pháp dạy học tích cực sẽ tiếp tục được chú trọng. Tổ chức tập huấn cho cán bộ quản lý, giáo viên về đổi mới tổ chức và quản lý nhà trường tiến tới xây dựng mô hình nhà trường gắn với thực tiễn sản xuất, kinh doanh tại địa phương, thực hiện có hiệu quả việc đổi mới đồng bộ nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học và kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh.

Cùng với đó là việc tổ chức chỉ đạo tốt phong trào thi đua, kịp thời động viên, khen thưởng những tập thể, cá nhân có thành tích, tổng kết để phổ biến kinh nghiệm của các điển hình tiên tiến về đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá. Bố trí các nguồn nhân lực, tài chính để không ngừng xây dựng, chuẩn hóa nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục và chuẩn hóa, hiện đại hóa cơ sở vật chất, tạo những điều kiện then chốt cho giáo viên tiếp cận và áp dụng các phương pháp và kĩ thuật dạy học tiên tiến.

Với những nỗ lực này, phương pháp đổi mới dạy học ở trường trung học sẽ được nhân rộng và hiệu quả.

Theo Bộ GD&ĐT

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Học sinh Trường PTDTBT Tiểu học xã Nậm Ban, Mèo Vạc (Hà Giang). Ảnh minh họa: Nguyễn Lâm

Nỗi sợ của người thầy!

GD&TĐ - Bao giờ các bậc thầy cô giáo mới được quyền giáo dục con trẻ như chính cha mẹ giáo dục con cái “thương cho roi cho vọt”...

Nhiều năm dạy học ở miền núi, cô Hải luôn tận tâm với học sinh. Ảnh: NVCC

'Bắc nhịp cầu' giúp trò miền núi

GD&TĐ - Dạy học ở địa bàn vùng sâu, xa nhiều năm, nữ nhà giáo ở Quảng Trị luôn trăn trở khi nhận thấy học sinh thiếu thốn nhiều mặt...

Trà từ lõi ngô của nhóm sinh viên Đại học Duy Tân.

Sinh viên chế biến trà từ lõi ngô

GD&TĐ - Trà từ lõi ngô thơm ngon, giàu chất oxy hóa, vị ngọt thanh, không sinh năng lượng, tốt cho người tiểu đường, người ăn kiêng là sản phẩm của nhóm SV ĐH Duy Tân.

Arsenal tổn thất lớn

Arsenal tổn thất lớn

GD&TĐ - Bukayo Saka sẽ phải ngồi ngoài "nhiều tuần" vì chấn thương nghiêm trọng trong trận Arsenal thắng Crystal Palace 5-1 ở vòng 17 Ngoại hạng Anh.