Điều bất thường khi MiG-35 vẫn không thể đánh bại MiG-29

GD&TĐ - Có những vấn đề với tiêm kích của Nga, điều này đặc biệt rõ ràng khi phiên bản tiên tiến của MiG-29 là MiG-35 không bằng 'người tiền nhiệm' của nó.

Điều bất thường khi MiG-35 vẫn không thể đánh bại MiG-29

Tiêm kích MiG-29 với hơn 1.600 chiếc xuất xưởng và giao cho hơn 40 quốc gia vẫn đang được sản xuất. Ngược lại hoàn toàn, MiG-35 chỉ được chế tạo dưới 10 chiếc, với sự quan tâm không đáng kể, ngay cả từ Điện Kremlin.

So sánh điều này với cách tiếp cận của Mỹ, Washington tích cực tiếp thị từng phiên bản mới, đảm bảo việc áp dụng rộng rãi trong khi liên tục cải tiến mọi Block tiếp theo của F-16.

Điều này đặt ra câu hỏi: Tại sao MiG-35 không thu hút được sự quan tâm của những người vận hành MiG-29 hiện tại, khi họ là khách hàng trung thành với mẫu máy bay cổ điển đã được thử nghiệm và chứng minh của Liên Xô?

Câu trả lời nằm ở khía cạnh kinh tế: MiG-29 đã được sản xuất rộng rãi và tiết kiệm chi phí hơn MiG-35. Việc chuyển đổi hoàn toàn sang MiG-35 đòi hỏi phải đầu tư lớn vào cơ sở hạ tầng sản xuất, đào tạo và bảo dưỡng. Xem xét các hạn chế và ưu tiên về ngân sách quốc phòng của Nga, việc tiếp tục sử dụng MiG-29 là thực tế.

Mặc dù cũ hơn, MiG-29 vẫn là một máy bay có khả năng thực hiện các nhiệm vụ cụ thể như phòng không và nhiều hoạt động chiến thuật. Đối với các nhiệm vụ mà khả năng tiên tiến của MiG-35 không cần thiết, MiG-29 vẫn chứng minh được tính hiệu quả của nó.

Cơ sở hạ tầng hậu cần kỹ thuật được thiết lập tốt dành cho MiG-29 giúp giảm chi phí hoạt động và tạo điều kiện bảo dưỡng dễ dàng hơn. Việc loại bỏ dần đội bay MiG-29 quy mô lớn sẽ mất thời gian. Cho đến khi MiG-35 trở nên phổ biến hơn, MiG-29 sẽ tiếp tục là một thành phần quan trọng trong sức mạnh tác chiến trên không của Nga.

Russia-shots-its-most-advanced-fighter-the-MiG-35-Fulcrum-F.jpg
Tiêm kích MiG-35 chưa được Không quân Nga ưa chuộng so với MiG-29.

Về bản chất, sử dụng MiG-29 cùng với MiG-35 là một lựa chọn chiến lược cân bằng giữa chi phí, khả năng và yếu tố hậu cần. Giá trị của MiG-29 trong một số tình huống nhất định có nghĩa nó vẫn là một tài sản quan trọng cho đến khi MiG-35 được tích hợp hoàn toàn vào Không quân Nga.

Đi sâu hơn, có những lý do kỹ thuật để duy trì cả hai loại máy bay chiến đấu. Ví dụ, Nga có các mẫu MiG-29SMT (Izdeliye 9-18 và 9-19) đang hoạt động, đây là sản phẩm của chương trình nâng cấp giữa vòng đời cho MiG-29S từ năm 1999 đến đầu những năm 2000.

Một điểm quan trọng khác cần xem xét là MiG-29SMT có radar N010M Zhuk AESA tiên tiến. Radar này được cài đặt trong biến thể Izdeliye 9-19, thường được ca ngợi vì khả năng vượt trội, đặc biệt là khi so sánh với các hệ thống radar trước đó và thậm chí cả trên MiG-35.

Các chuyên gia nhấn mạnh, radar Zhuk là một bản nâng cấp đáng kể so với các mẫu trước đó, cung cấp tính năng cải tiến đáng kể. Nó có thể theo dõi tới 10 mục tiêu trong khi đồng thời giao tranh với 4 mục tiêu trong số đó bằng tên lửa R-77.

Ngoài ra radar này tự hào có nhiều chế độ không đối đất, chẳng hạn như radar khẩu độ tổng hợp (SAR) để lập bản đồ mặt đất, điều này rất quan trọng đối với các máy bay chiến đấu đa năng hiện đại.

Khả năng chống nhiễu và xử lý hình ảnh radar có độ phân giải cao khiến khí tài này trở thành một tài sản mạnh mẽ trong kho vũ khí trang bị của MiG-29SMT.

Mặt khác, MiG-35 ban đầu được cho là sẽ được trang bị radar AESA tiên tiến hơn loại Zhuk-AE. Tuy nhiên do nhiều thách thức trong quá trình phát triển, bao gồm các vấn đề về sản xuất và độ tin cậy, radar này chưa bao giờ được đưa vào sản xuất hàng loạt.

Chính vì vậy, tiêm kích MiG-35 hiện nay vẫn phải trang bị các hệ thống radar bị hạ cấp, thậm chí không bằng với hiệu suất của radar Zhuk trên MiG-29SMT.

Radar N010M Zhuk tên MiG-29SMT được đánh giá cao vì độ bền, khả năng tấn công nhiều mục tiêu và hiệu suất đáng tin cậy. Những đặc điểm này góp phần giải thích tại sao MiG-29SMT vẫn có khả năng cạnh tranh, ngay cả với các mẫu mới hơn như MiG-35.

Một lý do khác khiến MiG-29 tiếp tục được ưa chuộng là do giai đoạn thử nghiệm kéo dài hơn dự kiến của MiG-35 ​​do gặp phải một số vấn đề phức tạp, chủ yếu xoay quanh thách thức về kỹ thuật và tài chính. Các chuyên gia chỉ ra rằng những sự chậm trễ này là kết quả của nhiều yếu tố.

MiG-35 có hệ thống điện tử hàng không tiên tiến và radar mảng pha quét điện tử chủ động Zhuk-AE, cả hai đều cần thử nghiệm rộng rãi để đảm bảo độ tin cậy và hiệu suất của chúng.

Việc tích hợp thành công các hệ thống tiên tiến nói trên vào khung máy bay mà không làm suy yếu khả năng tổng thể của chiếc tiêm kích đã chứng minh là một nhiệm vụ vừa đầy thách thức vừa tốn thời gian.

Những hạn chế về tài chính đã làm chậm đáng kể dự án MiG-35. So với các chương trình quốc phòng nổi bật khác của Nga, máy bay này nhận được ít tiền tài trợ hơn. Khó khăn về kinh tế của Nga làm trầm trọng thêm những thách thức này, tác động đến nhiều dự án quốc phòng.

Ngoài ra những yêu cầu ngày càng cao của Quân đội Nga và nhu cầu liên tục nâng cấp các hệ thống của MiG-35 đã kéo dài thời gian thử nghiệm. Việc tích hợp vũ khí mới và hệ thống tác chiến điện tử đòi hỏi nhiều vòng thử nghiệm bổ sung. Điều này phần nào giải thích tại sao Không quân Nga vẫn dựa vào các phiên bản MiG-29 thay vì MiG-35.

Tiêm kích MiG-35 chưa thể cạnh tranh với chính "người tiền nhiệm" MiG-29.
Theo Bulgarian Military

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Truyện ngắn: Hậu phương yêu thương

GD&TĐ - Mấy hôm nay gió bấc đã tràn về đảo nhỏ. Lão gió gào thét lùng sục khắp các ngõ ngách, thấy cái gì cũng lật tung lên như thể để tìm kiếm thứ gì đó.