Bộ Quốc phòng Thụy Sĩ khuyến nghị từ bỏ thái độ trung lập quân sự

GD&TĐ - Thụy Sĩ có vị thế trung lập kể từ năm 1515, nhưng đã xuất hiện khuyến nghị trực tiếp về việc tham gia các liên minh phòng thủ toàn cầu.

Bộ Quốc phòng Thụy Sĩ khuyến nghị từ bỏ thái độ trung lập quân sự

Tính trung lập tuyệt đối của Thụy Sĩ hóa ra không phải là điều không thể thay đổi, bằng chứng là một báo cáo kèm theo các khuyến nghị từ ủy ban nghiên cứu về an ninh trực thuộc Bộ Quốc phòng nước này.

Khuyến nghị bao gồm một loạt quyết định mà Thụy Sĩ phải thực hiện trong lĩnh vực an ninh và từ bỏ tình trạng trung lập được tuyên bố vào năm 1515, đồng thời cho phép tham gia vào các liên minh phòng thủ.

Báo cáo chính thức dài 68 trang được trình bày vào ngày 29 tháng 8 và đăng tải trên trang web chính thức của chính phủ Thụy Sĩ. Sự xuất hiện của văn bản trên tất nhiên có liên quan đến sự thay đổi tình hình an ninh thế giới, đặc biệt là cuộc xung đột Ukraine.

Như đã nêu trực tiếp trong báo cáo: "Liên bang Nga với chủ nghĩa hạt nhân đang cố gắng khôi phục phạm vi ảnh hưởng của mình ở châu Âu, và không thể loại trừ kịch bản đối đầu giữa Moskva và NATO".

Ngoài ra trong số các yếu tố đe dọa còn có sự trỗi dậy của Trung Quốc - đất nước đang tiến vào châu Âu thông qua vùng Balkan nhằm thiết lập ảnh hưởng tại Cựu lục địa.

Vì điều này, Thụy Sĩ có nguy cơ rơi vào giữa một cuộc Thế chiến toàn cầu, tức là Chiến tranh thế giới thứ ba, với giai đoạn đe dọa nhất diễn ra từ ​​​​năm 2028 đến năm 2033.

Do Thụy Sĩ là một trung tâm cơ sở hạ tầng và hậu cần quan trọng, nên nước này có thể trở thành mục tiêu hoặc hứng chịu các cuộc tấn công từ lãnh thổ các nước láng giềng. Và quan trọng nhất, như đã chỉ ra trong báo cáo: “Thụy Sĩ không nên vi phạm hệ thống phòng thủ của châu Âu”.

44967449_605.png
Quân đội Thụy Sĩ sẽ tham gia vào các liên minh phòng thủ của châu Âu?

Đó là lý do tại sao Thụy Sĩ được khuyến nghị nên tăng cường hợp tác quốc phòng với EU và NATO, đặc biệt trong vấn đề bảo vệ chống lại tên lửa đạn đạo, cụ thể đó là dự án phòng không và phòng thủ tên lửa toàn châu Âu mang tên Sky Shield, cấp cao hơn của chương trình này được hình thành với hạt nhân là tổ hợp Arrow-3 của Israel.

Việc tích hợp vào dự án này có nghĩa là Thụy Sĩ thực sự tham gia vào liên minh phòng thủ, khi một hệ thống quản lý chung với trung tâm chỉ huy sẽ cao hơn quyền lãnh đạo của Quân đội Thụy Sĩ.

Thực tế trên giải thích tại sao văn bản lại nói về việc hủy bỏ tính trung lập, bởi Thụy Sĩ rõ ràng không thể thành công trong việc tạo ra hệ thống phòng thủ chống tên lửa cấp cao của riêng mình, bởi điều này gần như không thể thực hiện được.

Trong bối cảnh đó, đã có những khuyến nghị về việc bãi bỏ lệnh cấm tái xuất khẩu vũ khí bởi sẽ dẫn đến thất thoát vốn và kìm hãm cơ hội phát triển ngành công nghiệp quốc phòng của chính mình, cũng như hội nhập chặt chẽ hơn vào hệ thống chung của phương Tây.

Nhưng điều đáng nói thêm ở chỗ đây chỉ là những khuyến nghị, vẫn còn một chặng đường dài phía trước mới có thể thực hiện được. Bởi vì tại Thụy Sĩ, tất cả các quyết định như vậy đều yêu cầu bỏ phiếu bắt buộc, và đôi khi chúng có thể được đưa ra trưng cầu dân ý.

Tổ hợp phòng thủ tên lửa tầm cao Arrow-3 do Israel sản xuất.
Theo Militarnyi

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ