Điểm mới trong Giải Báo chí Quốc gia 2012

Điểm mới trong Giải Báo chí Quốc gia 2012
(GD&TĐ) - Thường trực Hội đồng Giải Báo chí Quốc gia vừa có Văn bản Hướng dẫn tuyển chọn tác phẩm báo chí xuất sắc dự Giải báo chí quốc gia lần thứ VII – năm 2012.
Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan trao thưởng cho các tác giả đoạt giải báo chí Quốc gia 2010 (Ảnh: gdtd.vn)
Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan trao thưởng cho các tác giả đoạt giải báo chí Quốc gia 2010 (Ảnh: gdtd.vn)
Theo đó, cơ cấu Giải Báo chí Quốc gia lần thứ VII - năm 2012 có một số điểm thay đổi, bổ sung, gồm 5 loại giải với 13 giải chính thức (cơ cấu cũ chỉ có 3 loại với 8 giải) và giải phụ do Hội đồng Giải xem xét hàng năm; Tiền thưởng mỗi giải năm nay sẽ cao hơn những năm trước.
Cụ thể, giải Báo in có 3 giải, gồm giải tin, bài phản ánh, phỏng vấn; xã luận, bình luận, chuyên luận, tiểu phẩm báo chí; phóng sự, phóng sự điều tra, ký báo chí, ghi chép.
Giải Ảnh báo chí có 2 giải, gồm giải ảnh đơn; giải nhóm ảnh, phóng sự ảnh.
Giải Phát thanh có 3 giải, gồm giải tin, bài phản ánh, phỏng vấn, bình luận, chuyên luận, toạ đàm; giải phóng sự, phóng sự điều tra, bút ký; giải chuyên đề phát thanh tổng hợp.
Giải Truyền hình có 3 giải, gồm giải tin, phóng sự, ký sự; bình luận, giao lưu, toạ đàm; phim tài liệu truyền hình.
Giải Báo điện tử có 2 giải, gồm giải tin, bài phản ánh, phỏng vấn, bình luận; giải phóng sự, phóng sự điều tra, ký báo chí, ghi chép. Tiêu chí chung cho Báo điện tử: phải là tác phẩm sáng tạo lần đầu, đáp ứng đầy đủ các điều kiện, tiêu chuẩn xét chọn, không lấy từ báo in.
Dự giải là công dân Việt Nam có tác phẩm báo chí xuất sắc được đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng do Bộ Văn hóa-Thông tin (trước đây) và nay là Bộ Thông tin và Truyền thông cấp phép; không vi phạm các quy định về đạo đức nghề nghiệp cũng như Luật báo chí và luật pháp khác.
Tác phẩm dự giải đã được sử dụng từ ngày 1/1/2012 đến 31/12/2012 trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Nội dung của tác phẩm phải bám sát nhiệm vụ chính trị của đất nước, của ngành, địa phương; phản ánh kịp thời, sâu sắc tình hình thực tế, có tính phát hiện, phục vụ thiết thực sự nghiệp đổi mới, sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; phản ảnh trung thực đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại của đất nước, việc trỉển khai các chỉ thị, nghị quyết của Đảng và Nhà nước trong năm 2012; thông tin chính xác, kịp thời những sự kiện quốc tế quan trọng.
Ban tổ chức khuyến khích các tác phẩm báo chí về các điển hình tiên tiến, nhân tố mới, phê phán chống lại các hành vi tiêu cực, tham nhũng, những quan điểm sai trái của các thế lực thù địch.
Tác phẩm có yếu tố hư cấu (thơ, tranh vẽ, tiểu phẩm, ký văn học, câu chuyện văn nghệ, truyện ngắn, tạp văn...) sẽ không được xét dự.
Mỗi Hội Nhà báo tỉnh, thành phố chọn gửi 25 tác phẩm của 25 tác giả hoặc nhóm tác giả (trong đó có ít nhất 5 tác phẩm của tác giả không phải là hội viên Hội Nhà báo Việt Nam). Riêng các Hội Nhà báo Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh chọn gửi 60 tác phẩm của 60 tác giả (trong đó có ít nhất 15 tác phẩm của tác giả không phải là hội viên).
Các Hội Nhà báo thành phố Đà Nẵng, Cần Thơ, Hải Phòng; mỗi liên chi hội, chi hội nhà báo trực thuộc Trung ương Hội hoặc cơ quan báo chí (chưa có chi hội) cũng được thông báo cụ thể số lượng tác phẩm của tác giả là hội viên và không phải hội viên.
Hội đồng Giải yêu cầu những nơi không đủ số tác phẩm của tác giả không phải hội viên Hội Nhà báo Việt Nam không được lấy tác phẩm của hội viên để thay thế.
Hạn cuối cùng nhận tác phẩm dự thi là ngày 5/4/2013, tại địa chỉ: Ban Thư ký Tổng hợp Giải Báo chí Quốc gia - Hội Nhà báo Việt Nam, 59 Lý Thái Tổ, Hà Nội, Điện thoại 04.38246530 – 097.2628386 hoặc Fax 04.38250797.
Thái Hà

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Thưởng Tết - động lực để cống hiến

GD&TĐ - Ý nghĩa của thưởng Tết dù ít hay nhiều nhằm ghi nhận công lao, đóng góp của người lao động, đồng thời chính là thành quả mà người lao động tạo ra...

Minh họa/INT

Cảnh báo người mới

GD&TĐ - Trung Quốc vừa quyết định cấm xuất khẩu kim loại và vật liệu có chứa những nguyên tố hoá học nhất định, trong đó có Gallium và Germanium sang Mỹ.