“Điềm báo” của chiến tranh trên mạng

GD&TĐ - Một hình thức chiến tranh mới đang diễn ra. Ở đó, những kẻ tấn công có thể triển khai các phần mềm độc hại, làm tê liệt hệ thống số và lấy cắp thông tin nhạy cảm từ đối phương.

“Điềm báo” của chiến tranh trên mạng

Các kỹ thuật liên quan đến cuộc chiến này đang tăng cao với tỷ lệ đáng báo động. 

Mỹ khuyến khích vũ khí công nghệ thông tin

Trong xung đột vũ trang, các quyết định cần được đưa ra thật nhanh chóng. Thời gian phản ứng tỷ lệ với mạng sống của các binh sĩ trên chiến trường. Muốn tham gia trận chiến công nghệ, các phe phái cần phát triển hệ thống trí tuệ nhân tạo. Nếu không, họ hoàn toàn có thể bị tệ liệt trong trận chiến này.

Có lẽ Mỹ là nước chú trọng đầu tư nhiều nhất trong lĩnh vực này. Trong một báo cáo của mình năm 2021, Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ đã khuyến cáo chính phủ đầu tư vào vũ khí thuật toán.

Hội đồng Trí tuệ nhân tạo được thành lập với một nhóm các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực công nghệ và chính trị, trong đó có cả cựu CEO của Google Eric Schmidt và CEO tương lai Candy Jassy.

Trong nhiều năm, quân đội Mỹ tập trung chủ yếu vào các “vũ khí cứng”, như xe tăng, máy bay, tàu chiến,… Nhưng các chuyên gia cho rằng Mỹ cảm nhận được sự thua kém của mình trong lĩnh vực công nghệ, so với các đối thủ khác.

Như vậy, nước Mỹ có thể đứng trước nguy cơ bị Trung Quốc hoặc Nga qua mặt. Cả hai đất nước này đều được cho là đang xây dựng, triển khai các vũ khí tiên tiến tự động. Nhiều nhà phê bình còn cho rằng chính phủ Mỹ đang hướng tới một cuộc chạy đua vũ khí trí tuệ nhân tạo.

Giáo sư Noel Sharkey, người tham gia chiến dịch “Ngăn chặn các robot giết người” đã gọi báo cáo này là “gây sốc và đáng sợ”. Ông cảnh báo lời khuyên của hội đồng này “có thể dẫn tới sự sinh sôi của loạt vũ khí trí tuệ nhân tạo sẵn sàng ra quyết định giết người”.

Vũ khí kỹ thuật số làm tê liệt Iran

Mùa hè 2020, các nhân công IT ở Iran đã tỏ ra bối rối trước cách ứng xử của máy tính của họ. Các thiết bị này liên tục ngừng hoạt động và khởi động lại mà không ai hiểu vì sao. Sau đó, một công ty an ninh ở Belarus đã phát hiện ra một phần mềm độc hại ẩn nấp trong hệ thống.

Các máy tính của Iran đã trở thành nạn nhân của Stuxnet, thứ vũ khí kỹ thuật số đầu tiên trên thế giới. Các chuyên gia an ninh mạng chưa từng thấy bất kỳ thứ gì như vậy.

Thay cho việc chỉ làm hư hỏng phần mềm của máy tính, Stuxnet đã giáng đòn chí mạng hủy hoại các thiết bị về mặt vật lý. Stuxnet luồn lách bên trong hệ thống khiến các máy tính này không biết xử trí ra sao.

Nhiều người cho rằng Mỹ và Israel đã tạo nên vũ khí số này. Cùng với việc hủy hoại hệ thống công nghệ thông tin của Iran, nó cũng gây nhiều ảnh hưởng tới công cuộc phát triển hạt nhân của đất nước này.

Năm 2009, Stuxnet gây ảnh hưởng tới nhà máy hạt nhân Natanz ở trung Iran. Nó đã ngầm phá hoại các thiết bị ở đây, khiến các máy ly tâm chuyên dùng để xử lý khí gas uranium không ngừng bị hỏng.

Sự cố này khiến nhà chức trách Iran mất hàng tháng mới tìm ra nguyên nhân. Nhà máy này đã hỏng mất 984 máy ly tâm.

Hiệp hội không gian mạng thống nhất của Nhà nước Hồi giáo

“Nhà nước Hồi giáo” được cho là một trong những tổ chức khủng bố rất am hiểu về Internet và đã thực hiện nhiều đợt khủng bố online khiến không gian mạng chao đảo. Nhiều nhân vật phương Tây đã trở thành mục tiêu của các cuộc tấn công kiểu này.

Năm 2014, các hacker đã tấn công tài khoản Twitter của Lực lượng Phòng vệ Mỹ CENTCOM, sử dụng tài khoản này tung ra thông tin tuyên truyền và đe dọa các quân nhân.

Một năm sau, một nhóm công nghệ cao thuộc ISIS lấy tên là Hiệp hội Không gian mạng thống nhất của Nhà nước Hồi giáo tuyên bố đã lấy cắp thông tin cá nhân của 2.000 người, hầu hết sống ở Mỹ.

Năm ngoái, nhóm này cũng huyênh hoang rằng đã thâm nhập vào một kho dữ liệu nhạy cảm của chính phủ Mỹ, đồng thời tiết lộ những thông tin đã chiếm đoạt bao gồm tên tuổi, nơi sống và các chi tiết của gần 1.500 nhân viên chính phủ Mỹ, cùng với thông tin thẻ tín dụng của nhiều nhân viên cao cấp. 

Trận địa số Ukraine

“Điềm báo” của chiến tranh trên mạng ảnh 1

Trong nhiều năm gần đây, Ukraine là điểm nóng của các cuộc tấn công mạng từ Nga. Có thể nói gần như ngày nào đất nước này cũng hứng chịu những phần mềm độc hại từ “hàng xóm”.

Các chuyên gia công nghệ miêu tả đây là “không gian sống” của tin tặc. Trong những xung đột ngày càng tăng của thế giới kỹ thuật số, Ukraine thật sự là một trận địa nóng bỏng. Chính phủ và các quan chức pháp lý của nước này là những mục tiêu chính của các cuộc tấn công.

Cùng với cuộc xung đột kéo dài giữa hai nước, các phần mềm vi phạm bản quyền cũng đầy rẫy ở Ukraine. An ninh mạng ở nước này rất yếu kém, khiến các cuộc tấn công trở nên dễ dàng hơn.

Ukraine cũng thường xuyên đóng vai trò một “lối tắt kỹ thuật số” ở châu Âu. Nếu các hacker tiếp cận được hệ thống của Ukraine, thì từ đó, họ cũng có thể thả các phần mềm độc hại vào phần còn lại của châu lục này.

Thực tế, Ukraine cũng nhận những hỗ trợ về an ninh từ Mỹ và châu Âu. Bằng cách bảo vệ hệ thống công nghệ thông tin của Ukraine, các cơ quan tình báo phương Tây có thể thu thập thông tin về các hoạt động của điện Kremlin.

Tấn công bệnh viện Pháp

“Điềm báo” của chiến tranh trên mạng ảnh 2

Chiến tranh mạng có thể làm tê liệt các tổ chức thiết yếu. Tháng 2/2021, chỉ trong vài ngày, hai bệnh viện của Pháp đã trở thành nạn nhân của các cuộc tấn công mạng. Ngày 9/2, các nhân viên bệnh viện Dax ở Landes đã phải làm việc trong tình trạng tồi tệ sau khi hệ thống công nghệ thông tin của họ bị ảnh hưởng bởi các phần mềm độc hại.

Các hacker đã khóa chặt hệ thống máy tính nơi này khiến các nhân viên bệnh viện không thể truy cập được. Những kẻ tấn công đòi hỏi một khoản tiền chuộc để giải phóng các máy tính của bệnh viện. Tuy nhiên, bệnh viện này cho biết bệnh nhân của họ không bị ảnh hưởng bởi cuộc tấn công này.

Vài ngày sau, tòa nhà Villefranche-sur-Saône ở Rhone cũng bị tấn công tương tự. Các nhân viên bệnh viện đã buộc phải gửi một số bệnh nhân tới một cơ sở y tế khác. May mắn thay, không có bệnh nhân Covid-19 nào bị ảnh hưởng. Một bệnh viện thứ ba ở Dordogne đã may mắn thoát được cuộc tấn công nhờ cắt đứt hoàn toàn hệ thống máy tính của họ với Internet.

Ở Pháp, các cuộc tấn công tương tự thường nhằm vào bệnh viện. Năm ngoái, các bệnh viện ở 8 thành phố và thị xã đã bị tấn công tương tự.

Đội quân điện tử của Syria

Quân đội điện tử của Syria rất ưa sử dụng tin giả hoặc thông tin không chính xác. Nhóm này bao gồm những thành viên trẻ, giỏi công nghệ, ủng hộ tổng thống Bashar al-Assad, thường tấn công các website tin tức, nhằm vô hiệu quá những thông tin mà họ gọi là “bóp méo thực tế” từ phía truyền thông phương Tây.

Quân đội điện tử của Syria xuất hiện lần đầu tiên vào năm 2011 khi họ chỉ trích các kẻ thù của chính phủ Syria trên mạng xã hội. Nhóm này cũng là những kẻ đã tấn công bằng thư rác vào các trang Facebook của Tổng thống Mỹ Barack Obama và tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy.

Năm 2013, các hacker Trung Đông tung ra lời đồn đại  trên Twitter rằng có một vụ nổ bên trong Nhà Trắng. Những tin đồn này khiến thị trường chứng khoán Mỹ lao dốc. Gần đây, nhóm này bị kêt tội đã cài phần mềm gián điệp trong các ứng dụng có liên quan đến Coronavirus.

Tấn công vào mạng lưới y tế công cộng Anh 

“Điềm báo” của chiến tranh trên mạng ảnh 3

WannaCry là cuộc tấn công mạng năm 2017 nhằm vào 200.000 máy tính trong hệ thống y tế quốc gia Anh (NHS), các tổ chức kinh doanh Tây Ban Nha và hệ thống công nghệ thông tin toàn thế giới. Cũng tương tự như cuộc tấn công vào bệnh viện Dax ở Pháp, các hacker đã khóa chặt các máy tính và yêu cầu tiền chuộc để mở máy.

Những kẻ đứng sau vụ tấn công WannaCry đòi được chi trả Bitcoin trị giá 300 usd (230 bảng) cho mỗi máy tính. Tổng cộng, hệ thống y tế Anh đã phải trả cho WannaCry 121 triệu USD (92 triệu bảng) bằng Bitcoin.

Trong thời gian diễn ra cuộc tấn công, có tới 19.000 cuộc hẹn khám đã phải hủy bỏ. NHS mất 26 triệu USD (20 triệu bảng) do không thực hiện được các dịch vụ. Sau đó, họ còn phải chi thêm 95 triệu USD (72 triệu bảng) để sửa chữa hệ thống máy tính.

Trước đó 1 năm, chính phủ Anh đã từng được cảnh báo nguy cơ tấn công mạng vào mạng lưới y tế. Mạng lưới y tế công cộng Anh đã bị lên án vì không thực hiện đầy đủ các biện pháp an ninh.

WannaCry đã phát tán khắp các châu lục, với hơn 100 quốc gia bị ảnh hưởng, trong đó châu Âu bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Theo thống kê của Bkav, Việt Nam có hơn 1.900 máy tính bị lây nhiễm WannaCry, trong đó, khoảng 1.600 máy tính thuộc 243 cơ quan, doanh nghiệp; khoảng 300 máy tính của cá nhân.

Tấn công máy chủ thư điện tử của Microsoft

Năm 2021, các máy chủ thư điện tử của Microsoft trở thành mục tiêu của một cuộc tấn công mà một chuyên gia mạng đã miêu tả là “cuộc tấn công lớn nhất mà tôi từng chứng kiến.

Hafnium, một nhóm hacker đã xâm nhập vào máy chủ phụ trách hàng trăm ngàn email của các công ty. Các hacker đã sử dụng những kỹ thuật chưa từng có để để thâm nhập vào các hệ thống này.

Microsoft thông báo cuộc tấn công vào ngày 2/3/2021. Công ty này đã đưa ra các đợt nâng cấp phần mềm để bảo vệ người dùng khỏi cuộc tấn công. Tuy nhiên, ngay trước khi Microsoft nâng cấp hệ thống, thì một làn sóng tấn công lần thứ hai đã một làn sóng tin tặc thứ hai xuất hiện và muốn tổng lực tấn công.

Các chuyên gia ước tính có khoảng 10 nhóm tin tắc đang khai thác những lỗ hổng trong hệ thống của Microsoft. Tội phạm mạng đang xâm nhập mỗi nhóm thư điện tử mà họ có thể tiếp cận, bất luận đó là của tổ chức nào, hoặc họ có trụ sở ở đâu. Các công ty, trường học, bệnh viện, thậm chí cả các thành phố đều có thể là nạn nhân của các cuộc tấn công này.

Mục tiêu của các tin tặc không rõ ràng, và hàng ngàn máy chủ có nguy cơ bị tổn thương. Các chuyên gia an ninh mạng nhận định đây là “một sự sự phô trương sức mạnh rất hiếm hoi”.

Quân đội không gian mạng của Yemen

Yemen là một đất nước bị tàn phá bởi nhiều năm xung đột bạo lực. Cuộc chiến kéo dài giữa Ả Rập Xê Út và phiến quân Houthi đã dẫn đến một cuộc khủng hoảng nhân đạo.

Vào năm 2015, một cuộc đối đầu đã lan tràn trên Internet. Ngày 14/4/2015, Quân đội Không gian mạng Yemen đã xâm nhập vào trang web của tờ báo thân Ả Rập Xê Út Al Hayat.

Tin tặc đã hiển thị thông điệp đe dọa Saudi Arabia nếu nước này tiếp tục can thiệp vào Yemen. Một tháng sau, nhóm tin tặc này tiếp tục tấn công Bộ Ngoại giao Ả Rập Xê Út.

Mùa hè năm đó, nhóm này đã công bố gần một triệu thông điệp ngoại giao qua Wikileaks, bao gồm các bức điện về việc tài trợ cho các phần tử cực đoan và một tin nhắn từ con trai của Osama bin Laden yêu cầu giấy chứng tử của cha mình.

Năng lực mạng đáng gờm của Israel

“Điềm báo” của chiến tranh trên mạng ảnh 4

Trong lĩnh vực chiến tranh mạng, Israel được cho là đứng trên bất kỳ quốc gia nào khác. Nhiều nhà phân tích cho rằng Israel đã phát triển một kho vũ khí kỹ thuật số khổng lồ. Các tổ chức của Israel đứng sau một số hệ thống mạng tiên tiến nhất trên thế giới hiện nay.

Nước này chi khoảng 20% tổng vốn đầu tư cho an ninh mạng. Đơn vị 8200, đơn vị tình báo của Lực lượng Phòng vệ Israel, được cho là đã thực hiện một số cuộc tấn công mạng gây thiệt hại lớn nhất trong lịch sử.

Vào năm 2017, ngành công nghiệp không gian của Israel đã hợp tác với các kỹ sư Mỹ để tạo ra một hệ thống định vị có thể đánh bật các thiết bị gây nhiễu GPS. Và vào năm 2019, các quan chức đã nới lỏng các hạn chế đối với xuất khẩu vũ khí mạng.

Chính phủ Israel nhận thức sâu sắc về sự nguy hiểm của chiến tranh mạng. “Ngày nay, chiến tranh đã thay đổi một lần nữa, một cách đáng kể,” Thủ tướng Benjamin Netanyahu phát biểu tại một hội nghị gần đây. “Nó đang chuyển rất nhanh đến một tình huống mà chỉ cần nhấp vào một nút, bạn có thể hạ gục các quốc gia”.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

PGS.TS Đỗ Duy Cường thăm khám cho bệnh nhân mắc sởi. Ảnh: BVCC

Gia tăng bệnh sởi ở người lớn

GD&TĐ - Gần đây, số ca mắc sởi có xu hướng gia tăng trên phạm vi nhiều tỉnh, thành phố, đặc biệt ở những nơi đông dân cư.