Olympic Tokyo 2020: Xây dựng đội hacker chống lại các cuộc tấn công mạng

GD&TĐ - Ban tổ chức Thế vận hội Olympic và Paralympic Tokyo mùa hè 2021 đã đào tạo 220 chuyên gia bảo mật CNTT hay còn gọi là hacker mũ trắng để bảo vệ giải đấu khỏi các cuộc tấn công mạng.

Olympic Tokyo 2020: Xây dựng đội hacker chống lại các cuộc tấn công mạng

Những “hacker tốt” đang làm việc cho ban tổ chức hầu hết là nhân viên của các công ty Nhật Bản, bao gồm Nippon Telegraph and Telephone Corp và NEC Corp.

Họ đã tham gia vào một chương trình đào tạo mở rộng do một viện nghiên cứu công nghệ phát triển với giả định rằng lễ khai mạc Thế vận hội Tokyo, dự kiến được tổ chức vào ngày 23/7 và các sự kiện thu hút sự chú ý của toàn thế giới khác có thể bị gián đoạn bởi các cuộc tấn công mạng.

Thế vận hội Mùa đông Pyeongchang năm 2018 đã trở thành nạn nhân của một cuộc tấn công mạng và gặp sự cố hệ thống vào ngày khai mạc, điều này buộc ban tổ chức phải thay đổi các phần của chương trình, đồng thời có sự gián đoạn đối với việc truy cập Internet và các dịch vụ phát sóng.

Vào năm ngoái, Bộ Tư pháp Hoa Kỳ đã buộc tội 6 sĩ quan tình báo quân đội Nga với tội danh có liên quan đến các vụ hack quốc tế, cáo buộc họ thực hiện các cuộc tấn công mạng trên toàn thế giới bao gồm cả việc nhắm vào Thế vận hội Mùa đông ở Hàn Quốc.

Trước đó, do diễn biến của dịch Covid-19, Ủy ban Olympic quốc tế (IOC) và Nhật Bản đã hoãn tổ chức Olympic Tokyo 2020 (dự kiến khai mạc ngày 24/7/2020) sang mùa hè năm 2021 cùng Đại hội thể thao khuyết tật thế giới Paralympic 2020. Các nhà tổ chức cũng thống nhất ngọn lửa Thế vận hội đã rước đến Nhật Bản sẽ được lưu lại tại Nhật Bản và vẫn giữ nguyên tên gọi Olympic 2020 và Paralympic Tokyo 2020 mặc dù tổ chức trong năm 2021.

Chính phủ Anh cũng phát biểu rằng, cơ quan tình báo quân sự của Nga đã thực hiện các cuộc tấn công mạng nhằm vào ban tổ chức Thế vận hội Tokyo và các thực thể khác có liên quan đến các thế vận hội sắp tới.

Như một phần trong nỗ lực đảm bảo thế vận hội thành công, khóa đào tạo an ninh mạng, do Viện Công nghệ Thông tin và Truyền thông quốc gia của Nhật Bản chủ trì, bao gồm các bài giảng về 20 chủ đề và bài tập, trong đó các thành viên được chia thành các nhóm để bảo vệ hệ thống của họ khỏi các cuộc tấn công của đội khác, theo các quan chức tiết lộ.

Trong nỗ lực bảo vệ cơ sở hạ tầng quan trọng, chẳng hạn như hệ thống điện và giao thông, các nhóm chuyên gia an ninh mạng cũng đã được thành lập trong các lĩnh vực kinh doanh tương ứng của họ để chia sẻ thông tin và tổ chức các cuộc tập trận.

Tuy nhiên, đại dịch Covid-19 đã kéo theo những khó khăn gia tăng. Vì nhiều quan chức làm việc cho Thế vận hội Tokyo đã phải làm việc từ xa do đại dịch, ngày càng có nhiều lo ngại rằng các thiết bị được sử dụng để làm việc tại nhà sẽ là mục tiêu bị nhắm tới.

Ngoài ra, Olympic Tokyo có thể giới hạn số lượng khán giả, điều này làm tăng nhu cầu truyền phát trực tuyến các sự kiện. “Các trận đấu sẽ được phát trên không gian mạng. Nước chủ nhà có trách nhiệm chia sẻ (chúng) với thế giới”, một quan chức chính phủ Nhật Bản cho biết.

Theo Kyodo

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Lễ kết nạp đảng viên đối với anh Nguyễn Cảnh Cường (bìa trái) - Giám đốc thú y cụm trang trại 2 kiêm chuyên gia thú y của Dự án chăn nuôi bò sữa TH ở Nga.

Phía sau những ly sữa tươi sạch

GD&TĐ - Một trong những yếu tố căn bản phía sau làm nên thương hiệu sữa tươi TH chính là kinh nghiệm trong công tác xây dựng Đảng của Đảng bộ Công ty.