Món quà trên là của tỷ phú Stephen A Schwarzman – một giám đốc điều hành và là người đồng sáng lập công ty đầu tư và cổ phần Mỹ Blackstone.
Một trung tâm có tên được đặt theo tên của vị tỉ phú trên sẽ có tất cả các môn học nhân văn của trường và dự kiến sẽ mở cửa vào năm 2024.
Đây cũng sẽ là nơi có Viện Đạo đức trí tuệ nhân tạo nhằm khám phá các vấn đề ảnh hưởng tới nơi làm việc và xã hội.
Ông Schwarzman không tốt nghiệp ĐH Oxford, nhưng ông cho biết rất tự hào khi làm đối tác của trường để lập nên một trung tâm – nơi gồm cả các địa điểm biểu diễn nghệ thuật và triển lãm.
Theo tỷ phú trên, trí tuệ nhân tạo sẽ là cuộc cách mạng thứ 4 và nó sẽ ảnh hưởng tới việc làm, sự xuất sắc, tính hiệu quả và là một lực lượng tuyệt vời nhưng đồng thời cũng là một lực lượng xấu tiềm năng”.
Điều quan trọng về trí tuệ nhân tạo không chỉ ở việc nó có thể làm gì, mà còn là vấn đề đảm bảo nó được đưa ra theo cách không giống internet.
Internet được một số nhà khoa học máy tính phát minh và họ tung nó ra vì nghĩ nó tốt.
Nó có nhiều phần tuyệt vời như tính liên kết, khả năng giao tiếp toàn cầu, nhưng lại bao gồm những tiêu cực như không có khả năng kiểm soát nạn bắt nạt trên mạng, thiếu tự do ngôn luận…
Ông cho rằng đạo đức và trí tuệ nhân tạo “là một trong những vấn đề chính của thời đại chúng ta bởi vì trí tuệ nhân tạo sẽ đến, không ai có thể cản trở nó, không chỉ trí tuệ nhân tạo mà cả robot và tất cả các loại phát kiến khoa học khác”.
ĐH Oxford cho biết đây là khoản ủng hộ lớn nhất mà trường nhận được từ thời Phục hưng.
Hồi tháng 10 năm ngoái, ông Schwarzman đã tuyên bố món quà 350 triệu USD để thành lập trường ĐH Máy tính tại Viện Công nghệ Massachusette (MIT) ở Mỹ. Năm 2007, ông cũng ủng hộ 100 triệu USD cho Thư viện công cộng New York.
Phó hiệu trưởng ĐH Oxford Louise Richardson nói rằng sự đóng góp hào phóng này “cho thấy một sự thừa nhận quan trọng về giá trị nhân văn trong thế kỷ 21”.