Đề xuất chuyển vai trò quản lý Nhà nước hệ cao đẳng về Bộ GD&ĐT (bài 9)

GD&TĐ - Luật Giáo dục nghề nghiệp đã được Quốc hội khóa XIII thông qua tại Kỳ họp thứ 8, có hiệu lực thi hành từ 1/7/2015. Có 274/412 đại biểu bấm nút thông qua, đạt 55,13%, tỉ lệ thấp nhất từ trước đến nay.

Một số trường CĐ cho rằng khi chuyển về Bộ GD&ĐT trường sẽ thuận lợi hơn trong hoạt động và tuyển sinh. Ảnh minh họa
Một số trường CĐ cho rằng khi chuyển về Bộ GD&ĐT trường sẽ thuận lợi hơn trong hoạt động và tuyển sinh. Ảnh minh họa

Luật Giáo dục nghề nghiệp đã được Quốc hội khóa XIII thông qua tại Kỳ họp thứ 8, có hiệu lực thi hành từ 1/7/2015. Có 274/412 đại biểu bấm nút thông qua, đạt 55,13%, tỉ lệ thấp nhất từ trước đến nay. Cho đến thời điểm hiện tại, nhiều ý kiến cho rằng, việc quan trọng nhất hiện nay là sớm xem xét kiến nghị sửa đổi các luật về giáo dục.

Bài 9: Luật Giáo dục nghề nghiệp có tỉ lệ thông qua thấp nhất

Chỉ 34% nhất trí giao cho Bộ LĐ-TB&XH quản lý

Trong kỳ họp Quốc hội năm 2014, khi thảo luận về một số nội dung của dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dạy nghề. Đa số đại biểu nhất trí đổi tên luật thành Luật Giáo dục nghề nghiệp. Nhưng một số đại biểu băn khoăn trong việc lựa chọn cơ quan quản lý Nhà nước về lĩnh vực này. Tỉ lệ bỏ phiếu của các đại biểu Quốc hội nhất trí giao cho Bộ LĐ-TB&XH quản lý chiếm 34%, tỉ lệ nhất trí giao cho Bộ GD&ĐT quản lý chiếm 29,4%.

Ông Hồ Thanh Bình - đại biểu Quốc hội khóa XIV tỉnh An Giang cho biết, khi đưa ra ý kiến chuyển hệ cao đẳng về Bộ LĐ-TB&XH quản lý, ông cũng chỉ ra những bất cập. Hiện nay, căn cứ tình hình thực tế, cần có những báo cáo, tổng kết để thấy được ưu, nhược điểm, những việc mà Bộ này đã hoặc chưa thực hiện được.

Có 28,6% đại biểu đồng ý giao Chính phủ phân công cho phù hợp với yêu cầu thực tiễn của từng giai đoạn và 8% số đại biểu có ý kiến khác. Với tỉ lệ đều dưới 50% nên việc giao bộ nào quản lý giáo dục nghề nghiệp đã không được quyết ngay tại kỳ họp Quốc hội. Tháng 8/2016, Chính phủ thống nhất giao Bộ LĐ-TB&XH quản lý Nhà nước về giáo dục nghề nghiệp, trừ CĐ sư phạm.

Ông Hồ Thanh Bình - đại biểu Quốc hội khóa XIV tỉnh An Giang cho biết, khi đưa ra ý kiến chuyển hệ cao đẳng về Bộ LĐ-TB&XH quản lý, ông cũng chỉ ra những bất cập. Hiện nay, căn cứ tình hình thực tế, cần có những báo cáo, tổng kết để thấy được ưu, nhược điểm, những việc mà Bộ này đã hoặc chưa thực hiện được.

Đây là vấn đề khoa học, cần dựa trên căn cứ thực tiễn. Nhiều trường cho rằng, giáo dục nghề nghiệp đang phát triển. Nhưng phát triển như thế nào, tuyển sinh ra sao khi nhiều trường còn thiếu vắng người học, sự cạnh tranh nguồn tuyển diễn ra còn gay gắt. Trường nghề thì nhiều, nhưng doanh nghiệp cần lao động lành nghề hiện nay còn thiếu… Vì thế, để khách quan nhất cần có những đánh giá cụ thể dựa trên tình hình thực tế từ khâu quản lý, đào tạo chương trình, tính liên thông và lợi ích cho người học…

Ông Nguyễn Ngọc Phương – đại biểu Quốc hội khóa XIV tỉnh Quảng Bình cho rằng, đã nói đến giáo dục thì Bộ GD&ĐT quản lý về mặt Nhà nước là hợp lý. Như vậy mới liên thông, thống nhất. Còn liên quan đến lao động nghề thì cần có văn bản chính sách phối hợp giữa hai Bộ. Trong thời gian kể từ khi hệ cao đẳng do Bộ LĐ-TB&XH quản lý, mặc dù đã đẩy mạnh được một số việc trong dạy nghề nhưng vẫn còn đó những bất cập. Vì vậy, các bên cần bàn bạc, nghiên cứu cũng như chỉ rõ bất hợp lý ở chỗ nào, chồng chéo ở đâu để tháo gỡ. Quan trọng nhất vẫn là kiến nghị để xem xét sửa đổi các luật về giáo dục cho phù hợp. Bởi trong quá trình thực hiện, căn cứ vào tình hình thực tiễn vẫn có thể sửa đổi luật để đi đến một mục tiêu chung.

Đồng quan điểm, ông Trần Đức Cảnh – cựu cố vấn Hội đồng tuyển sinh ĐH Harvard (Mỹ), ủy viên của Hội đồng quốc gia giáo dục và phát triển nhân lực nhiệm kỳ 2016 - 2021 – cho rằng, việc trước tiên cần làm là sửa Luật Giáo dục nghề nghiệp và các luật liên quan. Từ đó sắp xếp lại hệ thống giáo dục ĐH cho hợp lý, đồng bộ, linh động, hiệu quả và có tính liên thông cao.

Theo ông Cảnh, bản chất của CĐ là một phần của giáo dục ĐH, không thể thiếu. CĐ ở Mỹ và các nước đào tạo 2 - 3 năm, cấu trúc chương trình phổ biến là 2+2 hoặc 2+3. Sau hai năm đầu, người học được cấp bằng CĐ và có thể đi làm. Nếu tiếp tục học lên ĐH, người học sẽ được trường ĐH công nhận 2 hoặc 1 năm chương trình đã học.

Chương trình CĐ 2 - 3 năm ở các nước như hệ CĐ của Việt Nam trước đây có thể liên thông trực tiếp lên ĐH khi chương trình 2 năm hay 3 năm (tín chỉ/môn) của CĐ được cấu trúc và công nhận tương đương với bậc ĐH khi liên thông.

ông Trần Đức Cảnh – cựu cố vấn Hội đồng tuyển sinh ĐH Harvard (Mỹ), ủy viên của Hội đồng quốc gia giáo dục và phát triển nhân lực nhiệm kỳ 2016 - 2021 – cho rằng, việc trước tiên cần làm là sửa Luật Giáo dục nghề nghiệp và các luật liên quan. Từ đó sắp xếp lại hệ thống giáo dục ĐH cho hợp lý, đồng bộ, linh động, hiệu quả và có tính liên thông cao.

Tính liên thông CĐ – ĐH ở Việt Nam còn yếu, thậm chí không kết nối được với nhau, thành ra điểm nghẽn cho cả hệ thống đào tạo ĐH. Do đó, việc đưa CĐ về lại hệ ĐH sẽ đảm bảo tính hợp lý và hiệu quả hơn so với hiện nay.

Trường CĐ thiệt vì không nằm trong dữ liệu tuyển sinh của Bộ GD&ĐT

Ở góc độ đơn vị đào tạo, một số trường CĐ cho rằng khi chuyển về Bộ GD&ĐT trường sẽ thuận lợi hơn trong hoạt động và tuyển sinh. Bởi trường nằm trong hệ thống dữ liệu tuyển sinh chung của Bộ GD&ĐT sẽ tốt hơn cho việc tuyển sinh.

Thực tế ngay sau khi chuyển giao về Bộ LĐ-TB&XH, trường CĐ không còn nằm trong dữ liệu tuyển sinh của Bộ GD&ĐT. Không những vậy, trường CĐ phải điều chỉnh chương trình đào tạo theo tiêu chuẩn của Bộ LĐ-TB&XH dẫn đến lệch so với trường ĐH. Khi đó, sinh viên muốn liên thông rất khó khăn, không được trường ĐH chấp nhận.

Nói về vấn đề này, TS Hoàng Ngọc Vinh – nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục chuyên nghiệp, Bộ GD&ĐT - lý giải: “Từ khi trường CĐ chuyển về Bộ LĐ-TB&XH, hệ thống giáo dục nghề nghiệp không chủ động được đầu vào. Phổ thông và ĐH thuộc Bộ GD&ĐT quản lý. Họ có thông tin và chủ động đầu vào, trong khi CĐ lại nằm ngoài hệ thống này nên rất khó khăn”.

Cũng theo ông Vinh, ngoài yếu tố này, các văn bản pháp lý liên quan giáo dục nghề nghiệp còn chồng chéo và chưa có sự liên thông với Bộ GD&ĐT.

“Mỗi bộ quản lý một sân, mỗi bên xây dựng quy chuẩn, chương trình khác nhau dẫn đến việc hệ thống đào tạo bị gián đoạn, người học khó khăn khi muốn học lên cao hơn. Ngoài Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, còn có 63 phòng giáo dục nghề nghiệp ở các sở LĐ-TB&XH. Tuy nhiên, điểm cốt yếu của những phòng này phần lớn là thiếu kinh nghiệm quản lý, không đủ khả năng thanh tra, kiểm tra về vấn đề giáo dục” – ông Vinh nói.

Từ đó, ông Vinh cho rằng cần thiết đưa CĐ về lại Bộ GD&ĐT và phân rõ chức năng để tập trung nguồn lực lại, khai thác hiệu quả chứ không phân tán và lãng phí, chồng lấn chức năng như hiện tại. Giáo dục nghề nghiệp chỉ nên đào tạo ngắn hạn, thường xuyên và ban đầu cho doanh nghiệp.

“Mỗi bộ quản lý một sân, mỗi bên xây dựng quy chuẩn, chương trình khác nhau dẫn đến việc hệ thống đào tạo bị gián đoạn, người học khó khăn khi muốn học lên cao hơn. Ngoài Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, còn có 63 phòng giáo dục nghề nghiệp ở các sở LĐ-TB&XH. Tuy nhiên, điểm cốt yếu của những phòng này phần lớn là thiếu kinh nghiệm quản lý, không đủ khả năng thanh tra, kiểm tra về vấn đề giáo dục” – TS Hoàng Ngọc Vinh.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Tỏa sáng tài năng học sinh Chu Văn An

Tỏa sáng tài năng học sinh Chu Văn An

GD&TĐ - Trong hai tháng thi đua chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam, học sinh Trường THPT Chu Văn An đã tổ chức sự kiện Sparkling Chu Văn An 2024.