Đề xuất 5 nhóm giải pháp hoàn thiện chính sách phát triển đội ngũ giảng viên đại học

GD&TĐ - PGS.TS. Trần Đình Thảo - Trưởng Khoa Tổ chức và Quản lý nhân lực (Trường Đại học Nội vụ Hà Nội)- đề xuất 5 nhóm giải pháp hoàn thiện chính sách phát triển đội ngũ giảng viên đại học.

Ảnh minh họa/internet
Ảnh minh họa/internet

Thứ nhất, xây dựng quy hoạch phát triển đội ngũ giảng viên đại học công lập.

Từ nhu cầu thực tế của vị trí việc làm, hoàn thiện chính sách giao quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội cho các các khoa, đặc biệt tổ bộ môn chuyên môn thuộc trường đại học, tìm kiếm tài năng, thu hút đội ngũ giảng viên giỏi.
PGS.TS. Trần Đình Thảo

Theo PGS.TS. Trần Đình Thảo, trên cơ sở các quy hoạch phát triển giáo dục đại học, nhà nước cần xây dựng quy hoạch tổng thế, dài hạn cho việc phát triển đội ngũ giảng viên trong toàn hệ thống giáo dục đào tạo, từng trường đại học công lập phải quy hoạch đội ngũ giảng viên của trường, đảm bảo không chỉ về số lượng, chất lượng và cơ cấu, tỷ lệ… phù hợp với nhu cầu đào tạo NNL của đất nước hiện tại và trong tương lai. Đặc biệt tính đến việc đào tạo NNL trong và ngoài nước, phục vụ cho hội nhập khu vực và quốc tế.

Thứ hai: Nhóm giải pháp hoàn thiện chính sách thu hút, tuyển dụng

Với nhóm giải pháp này, PGS.TS. Trần Đình Thảo - đề xuất: Cần hoàn thiện môi trường pháp lý, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của đội ngũ giảng viên đại học công lập, trong đó chú trọng việc thể chế hóa các chủ trương, đường lối của Đảng thành các chính sách xã hội nhằm xây dựng một môi trường sư phạm thực sự dân chủ, tôn trọng, khuyến khích và bảo vệ các điều kiện lao động sáng tạo, các chế độ đãi ngộ thích đáng đối với đội ngũ giảng viên đại học công lập.

Cũng theo PGS.TS. Trần Đình Thảo, tuyển dụng đội ngũ giảng viên trong giai đoạn hiện nay cũng như trong thời gian tới phải thực sự xuất phát từ nhu cầu công việc: cơ bản là quy mô, ngành nghề đào tạo, số lượng các đề tài nghiên cứu… vì việc tìm người thay vì có người để sắp xếp, bố trí việc làm.

“Sửa đổi Luật Viên chức, công tác tuyển dụng giảng viên không nhất thiết cứ phải là “viên chức” và phải luôn đặt ở trạng thái “động”, có sự liên thông nhất định giữa nguồn nhân lực trong và ngoài nước. Đảm bảo cho chính sách phát triển đội ngũ giảng viên bền vững, là công bằng và công khai, minh bạch” - PGS.TS. Trần Đình Thảo góp ý.

Đổi mới chính sách sử dụng đội ngũ giảng viên theo hướng phân công, phân cấp. Ảnh minh họa/internet
Đổi mới chính sách sử dụng đội ngũ giảng viên theo hướng phân công, phân cấp. Ảnh minh họa/internet

Thứ ba, nhóm giải pháp hoàn thiện chính sách sử dụng, đánh giá

PGS.TS. Trần Đình Thảo – cho rằng, đổi mới toàn diện chính sách từ sử dụng sang trọng dụng đội ngũ giảng viên đại học công lập căn cứ vào những quy định của pháp luật, đóng góp của đội ngũ giảng viên đại học công lập và phù hợp với những quy luật của nền kinh tế thị trường.

Xây dựng và thực hiện cơ chế, chính sách đặc thù để tạo môi trường làm việc khoa học, dân chủ, khuyến khích đội ngũ giảng viên phát huy tài năng cống hiến cho đất nước.

Đổi mới, bổ sung các quy định về sử dụng đội ngũ giảng viên. Theo biên chế và khoán chi phí hành chính ổn định một số năm nhằm giảm biên chế, khuyến khích đội ngũ giảng viên nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác.

Đổi mới chính sách sử dụng đội ngũ giảng viên theo hướng phân công, phân cấp về trách nhiệm, quyền hạn và giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các khoa, tổ chuyên môn trong trường đại học. Xây dựng quy chế (tiêu chuẩn và quy trình) đánh giá đội ngũ giảng viên dựa trên cơ sở năng lực thực tế, kết quả, hiệu suất, năng suất lao động thực tế.

Đề xuất nhóm giải pháp thứ tư, PGS.TS. Trần Đình Thảo –cho rằng cần tập trung vào hoàn thiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng. Cụ thể: Hoàn thiện chiến lược và chính sách đào tạo, bồi dưỡng giảng viên cần được hoạch định và thực thi phù hợp với sự phát triển của thực tiễn, tạo môi trường pháp lý thuận lợi và điều kiện phấn đấu cho quá trình nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên đại học công lập.

Xây dựng và hoàn thiện khung pháp lý đối với đào tạo, bồi dưỡng, thể hiện quan điểm, chủ trương, chế độ chính sách, cách thức đối với đào tạo, bồi dưỡng giảng viên.

Mặt khác, cần đổi mới chính sách đảm bảo nguồn và phân bổ tài chính cho công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên. Cần có chính sách đa dạng hoá hình thức đào tạo.

Đánh giá, phân loại, phân hạng rõ ràng cũng là một yếu tố tạo cho giảng viên động lực để chủ động tự đào tạo, bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ giảng dạy, NCKH. Có cơ chế khuyến khích, định hướng các trường đại học công lập thành lập trung tâm hỗ trợ đội ngũ giảng viên.

Thứ tư, nhóm giải pháp hoàn thiện chính sách đãi ngộ, tôn vinh.

PGS.TS. Trần Đình Thảo – đề xuất: Thực hiện chính sách trao quyền tự chủ thực sự, đầy đủ cho các cơ sở giáo dục đại học, trong đó hiệu trưởng có quyền thỏa thuận lương, phụ cấp với đội ngũ giảng viên đại học công lập.

Đồng thời, hoàn thiện chính sách cải cách tiển lương gắn với tinh gọn tổ chức bộ máy với cơ cấu lại đội ngũ giảng viên. Thực hiện đổi mới chính sách tiền lương, tạo động lực cho cán bộ, giảng viên. Hoàn thiện hệ thống ngạch, bậc lương của nhà giáo. Thực hiện chính sách đa dạng nguồn thu. Hoàn thiện chính sách tôn vinh, khen thưởng giảng viên.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Những ký ức trong tim

Những ký ức trong tim

GD&TĐ - Những năm tháng học trò là quãng thời gian đáng nhớ nhất, là lúc ta được trải nghiệm những giây phút vui buồn, với bao nhiêu khoảnh khắc không thể phai nhạt.