Phân tầng, xếp hạng đại học nên theo các tiêu chuẩn phù hợp với quốc tế

GD&TĐ - Góp ý vào Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học, nhiều chuyên gia cho rằng, việc phân tầng đại học là cần thiết và cần được luật hóa hoặc bằng văn bản do Chính phủ quy định.

Việc phân tầng là yếu tố rất quan trọng đối với quy hoạch mạng lưới các cơ sở giáo dục đại học. Ảnh minh họa/internet
Việc phân tầng là yếu tố rất quan trọng đối với quy hoạch mạng lưới các cơ sở giáo dục đại học. Ảnh minh họa/internet

Phân tầng đại học cần được luật hóa

 Một điểm nữa, cũng cần lưu ý cách đặt tên các cơ sở đào tạo khi thành lập mới cũng tránh để dẫn đến các hiểu lầm. Nếu điều này được Luật hoá hoặc quy định bằng văn bản pháp quy khác thì cũng là điều cần thiết.
 PGS.TS Trần Văn Tớp 

GS.VS Đào Trọng Thi - nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội - nêu quan điểm:

Việc phân tầng là yếu tố rất quan trọng đối với quy hoạch mạng lưới các cơ sở giáo dục đại học; nên đối với cơ sở giáo dục đại học công lập sau khi Hội đồng trường quyết nghị vẫn cần trình cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền phê chuẩn.

Việc xếp hạng quy định trong Luật hiện hành được hiểu theo nghĩa hạng cơ sở giáo dục đại học theo tinh thần phân loại, xếp hạng các đơn vị sự nghiệp công lập của Chính phủ.

Khẳng định việc phân hạng các cơ sở giáo dục đại học rất cần cho công tác quản lý nhà nước và nên được quy định trong Luật Giáo dục đại học; GS.VS Đào Trọng Thi - đề xuất thêm: Việc xếp hạng trong dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung Luật đại học được điều chỉnh theo nghĩa xếp thứ hạng các cơ sở giáo dục đại học. Việc này cũng rất cần, thường do các tổ chức độc lập thực hiện và không nhất thiết phải quy định trong luật.

Liên quan đến vấn đề này, PGS.TS Trần Văn Tớp - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Bách khoa Hà Nội - góp ý: Về phân tầng nên thay bằng phân loại thì hợp lý hơn mặc dù về bản chất là xếp các cở giáo dục đại học theo các tầng. Mục tiêu của việc phân loại là nhằm định hướng và giao nhiệm vụ của Nhà nước cho 1 cơ sở giáo dục đại học, kể cả về mặt đầu tư.

Đồng ý với dự thảo là Chính phủ quy định chi tiết việc phân loại (phân tầng) bằng một Nghị định (tương tự Nghị định số 73/2015/NĐ-CP), PGS.TS Trần Văn Tớp trao đổi: Quy định phân loại các cơ sở đào tạo đại học nên theo các tiêu chuẩn phù hợp với thông lệ quốc tế như: tiêu chuẩn xếp hạng cơ bản cho các đại học (University) và các trường đại học (college) như định nghĩa của khoản 6 Điều 1.

Từng cơ sở giáo dục đại học sẽ xác định sứ mệnh của mình trong phạm vi đã được phân tầng. Ảnh minh họa/internet
Từng cơ sở giáo dục đại học sẽ xác định sứ mệnh của mình trong phạm vi đã được phân tầng. Ảnh minh họa/internet

Cần có những cánh chim đầu đàn dẫn dắt hệ thống giáo dục đại học

PGS.TS Trần Văn Tớp cũng bày tỏ sự đồng tình với dự thảo về xếp hạng (Ranking) các cơ sở giáo dục đại học phải do một tổ chức đánh giá và xếp hạng có tư cách pháp nhân nhưng phải độc lập, không do Nhà nước lập ra, đảm bảo tính khách quan, để các trường phấn đấu nâng cao chất lượng đào tạo và uy tín với người học và xã hội.

Góp ý về việc phân tầng đại học, TSKH Phạm Đỗ Nhật Tiến - Nguyên Trợ lý Bộ trưởng Bộ GD&ĐT - chia sẻ: Hiện dự thảo quy định là "Cơ sở giáo dục đại học tự xác định sứ mạng, mục tiêu phát triển theo định hướng nghiên cứu hoặc định hướng ứng dụng phù hợp với điều kiện của cơ sở giáo dục đại học và nhu cầu xã hội".

Ở đây cần phân biệt sứ mạng của cơ sở giáo dục đại học với sứ mạng của hệ thống. Việc giao quyền cho cơ sở giáo dục đại học tự quyết định sứ mạng, mục tiêu phát triển theo quy định hướng nghiên cứu hoặc định hướng thực hành mà không có sự phân tầng trước theo quy định của Nhà nước sẽ có nguy cơ dẫn tới hỗn loạn bởi theo tổng kết thực tiễn thì các trường đều có xu hướng leo thang về sứ mệnh. Vì vậy, tôi đề nghị xem xét lại quy định này.

"Theo tôi việc phân tầng phải do Chính phủ thực hiện trong đó xác định một số đại học định hướng nghiên cứu được Nhà nước đầu tư để làm đầu đàn dẫn dắt hệ thống giáo dục đại học. Từng cơ sở giáo dục đại học sẽ xác định sứ mệnh của mình trong phạm vi đã được phân tầng" - TSKH Phạm Đỗ Nhật Tiến đề xuất.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.