Để trẻ phát triển toàn diện: Những kinh nghiệm trên thế giới

GD&TĐ - Sự phát triển của tuổi thơ là một quá trình trưởng thành giúp phát triển dần các kỹ năng nhận thức, vận động, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm xã hội và kỹ năng suy nghĩ trước khi hành động. Kinh nghiệm chăm sóc phát triển trẻ từ các nước tiên tiến trên thế giới đã mang lại những bài học quý báu cho chúng ta.

Để trẻ phát triển toàn diện: Những kinh nghiệm trên thế giới

Nhiều chính sách ưu việt

Hầu hết các nước trên thế giới đều có những chương trình, chính sách đầu tư ưu tiên cho sự phát triển trẻ thơ toàn diện những năm đầu đời đặc biệt là của trẻ em dưới 36 tháng như các nước: Mỹ, Úc, Nam phi, Thái Lan.

Chính sách phát triển toàn diện trẻ em những năm đầu đời tập trung vào các mục tiêu chiến lược phát triển tại mỗi quốc gia, trong đó nhấn mạnh vai trò tham gia của Chính phủ, các bộ ngành trong công tác đảm bảo sức khỏe, dinh dưỡng, cơ hội học tập sớm, vệ sinh môi trường, bảo vệ an toàn cho trẻ em và cung cấp các dịch vụ liên tục toàn diện.

Nhiều nước đã có chính sách hỗ trợ như: cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe, giáo dục và hỗ trợ thanh toán cho các chi phí đối với tất cả trẻ em sinh sống trên đất nước Úc. Các chi phí thanh toán được hỗ trợ bao gồm:

Chí phí giúp gia đình, cha mẹ thanh toán các dịch vụ thường xuyên như: chi trả cho cha mẹ các chi phí nuôi dưỡng con cái…. Tại Thái Lan chăm sóc toàn diện trẻ thơ tập trung vào chính sách sau: Tất cả trẻ em được nhận dịch vụ thiết yếu để phát triển toàn diện; Bổ sung I-ốt; Hỗ trợ giáo dục; Đầu thư thiết lập hệ thống và cơ chế quản lý đối với các chính sách phát triển trẻ em.

Các chương trình can thiệp cần phải thực hiện các biện pháp can thiệp đa ngành giúp cải thiện phát triển trẻ thơ. Cách tiếp cận này khuyến khích các biện pháp can thiệp hướng trực tiếp tới gia đình là một tập hợp chung chứ không chỉ riêng vào trẻ em.

Các biện pháp can thiệp – bao gồm hỗ trợ gia đình chăm sóc nuôi dưỡng và giải quyết các vấn đề khi phát sinh – bao gồm nhiều nguy cơ trong quá trình phát triển. Các biện pháp can thiệp có thể được tích hợp với các dịch vụ sức khỏe bà mẹ và trẻ em.

Các dịch vụ phải được nhắm tới hai hướng, xem xét cả nhu cầu của trẻ em lẫn người chăm sóc trẻ, đồng thời chăm sóc sự phát triển của trẻ lẫn sức khỏe bà mẹ và gia đình.

Bước tiếp cận chi phí hợp lý này là điểm khởi đầu quan trọng cho hợp tác đa ngành, giúp hỗ trợ các gia đình và tiếp cận với những trẻ nhỏ nhất.

Trong số đó, quan trọng là dinh dưỡng, hỗ trợ phát triển và sức khỏe; bảo vệ trẻ em, ngăn ngừa bạo lực và hỗ trợ gia đình; bảo trợ xã hội, giúp gia đình ổn định về mặt tài chính và có khả năng tiếp cận các dịch vụ; và giáo dục, mang lại cơ hội học tập đầu đời có chất lượng.

Những dự án phù hợp theo lứa tuổi

Vai trò lãnh đạo của Chính phủ đóng vai trò quan trọng trong việc chỉ đạo, điều phối các hoạt động và nhân rộng hoạt động. Các chính phủ có thể chọn nhiều con đường khác nhau để đạt được các mục tiêu và chỉ tiêu, từ việc đưa ra các sáng kiến đột phá.

Các dịch vụ và biện pháp can thiệp hỗ trợ phát triển trẻ thơ rất quan trọng giúp đảm bảo mọi người đều đạt được tiềm năng của mình trong suốt cuộc đời và thế hệ sau – đây cũng là tầm nhìn cốt lõi trong các Mục tiêu phát triển bền vững.

Ví dụ như Mô hình Chương trình 0 – 3 tuổi: Đầu tư vào các dịch vụ mới không phải lúc nào cũng khả thi hay có hiệu quả kinh tế trong việc hội nhập.

Có thể thu được những thành tựu nhanh chóng thông qua việc xây dựng phát triển các dịch vụ hiện có cho bà mẹ và trẻ em bằng cách kết hợp giáo dục cách nuôi dạy con cái vào chương trình chăm sóc sức khỏe bà mẹ, đảm bảo các hoạt động học tập, vui chơi ở cộng đồng, nơi làm việc, tổ chức các dịch vụ chăm sóc trẻ và sử dụng các phương tiện truyền thông mới để tiếp cận cha mẹ, cũng như trẻ nhỏ.

Mô hình Chương trình Giáo dục cách nuôi dạy con: Các can thiệp nhằm tăng cường sự tương tác giữa mẹ - con và tăng cường các hoạt động phát triển có thể được xây dựng dựa trên những kết quả bắt đầu trong giai đoạn chưa sinh và có thể được kết hợp có hiệu quả với các chương trình dinh dưỡng hoặc kiểm tra sức khỏe.

Đó có thể là các chương trình riêng biệt hoặc được đưa ra như một phần của chương trình hỗ trợ xã hội cho các hộ gia đình nghèo nhất. Các biện pháp can thiệp nuôi dạy con cái đặc biệt quan trọng trong việc hỗ trợ chăm sóc và phát triển của trẻ sơ sinh có nhu cầu đặc biệt, hoặc những trẻ có nguy cơ khác.

Trung tâm Phát triển Trẻ em Harvard coi những tương tác đó là “…một trong những trải nghiệm quan trọng nhất trong việc hình thành cấu trúc phát triển não bộ…”.

Mô hình Chương trình thăm tại nhà: Các cơ sở bằng chứng của những can thiệp toàn diện, đa ngành của chương trình dinh dưỡng với hỗ trợ tương tác sớm và học tập thời thơ ấu đang tăng mạnh về số lượng, chất lượng cũng như bối cảnh địa lý.

Nghiên cứu của Jamaica là một trong những bản báo cáo liên ngành sớm nhất về các can thiệp tại nhà được dùng làm số liệu theo dõi trong suốt 2 thập kỷ vừa qua, với những chứng cứ ấn tượng về lợi ích kinh tế cũng như kết quả phát triển trẻ thơ.

Các can thiệp kết hợp chơi - học và dinh dưỡng được nhân rộng ở nhiều nước. Ví dụ đã có thí điểm ngẫu nhiên ở Bangladesh với trẻ suy dinh dưỡng. Trong khi các nghiên của của Jamaica có bao gồm việc các nhân viên y tế các phòng khám địa phương tới thăm khám tại nhà hàng tuần, mô hình mới hiện nay được cho rằng tiếp cận được nhiều trẻ em hơn, mẹ và trẻ cùng tới phòng khám địa phương chơi 2 lần/ tuần.

Nhiều mô hình thí điểm ngẫu nhiên ở Bangladesh đang hợp tác cùng đội ngũ nhân viên tại các phòng khám địa phương và yêu cầu bà mẹ và con mình tới phòng khám cùng một lúc để tham gia các buổi vui chơi 2 tuần 1 lần.

Nghiên cứu tiến hành bởi Walker và đồng nghiệp của ông cũng tìm hiểu về việc làm việc cùng nhóm các bà mẹ và trẻ em cũng như cho các bà mẹ xem phim ngắn về sự phát triển của trẻ trong khi họ chờ y tá tại các phòng khám.

Mô hình Chương trình mầm non: Kể từ những năm 1960, các cơ sở bằng chứng về việc cung cấp giáo dục mầm non đã phát triển, được củng cố và mở rộng, bao gồm các bằng chứng từ những nước có thu nhập thấp và trung bình, nhưng vẫn tồn tại những bằng chứng đáng kể về khoảng cách, đặc biệt ở các chương trình tích hợp và các chương trình có ít tài nguyên.

Bằng chứng mạnh nhất là về các chương trình giáo dục mần non với mục tiêu “trường học sẵn sàng”. Engle (2011) đã xem xét ảnh hưởng của việc cung cấp các chương trình giáo dục mầm non chính quy tại các trung tâm và chương trình giáo dục mầm non không chính thức dựa trên cộng đồng.

8/9 nghiên cứu so sánh số trẻ tham gia và không tham gia các chương trình kể trên, trong đó số trẻ tham gia học mầm non được điểm cao hơn về học chữ, từ vựng, toán, lý luận định lượng và trong đánh giá của giáo viên. 2/4 nghiên cứu đánh giá tác động của việc học mầm non đối với phát triển xã hội và hành vi của các em cho kết quả tích cực.

Các ảnh hưởng mà hệ thống giáo dục không chính quy mang lại thường yếu hơn so với kết quả của hệ thống giáo dục chính quy. Nhóm trẻ có nguy cơ cao hoặc nhóm trẻ yếu thế thường được lợi hơn từ việc tham gia học mầm non.

Một số báo cáo đã chỉ ra việc đi học mầm non có liên quan đến sự cải thiện hoạt động tại trường ở lớp 2 và 3, các ảnh hưởng cũng được thể hiện ở giai đoạn thanh thiếu niên của các em.n

Nhiều nước đã có chính sách hỗ trợ như: cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe, giáo dục và hỗ trợ thanh toán cho các chi phí đối với tất cả trẻ em sinh sống trên đất nước Úc. Các chi phí thanh toán được hỗ trợ bao gồm: Chí phí giúp gia đình, cha mẹ thanh toán các dịch vụ thường xuyên như: chi trả cho cha mẹ các chi phí nuôi dưỡng con cái…. Tại Thái Lan chăm sóc toàn diện trẻ thơ tập trung vào chính sách sau: Tất cả trẻ em được nhận dịch vụ thiết yếu để phát triển toàn diện; Bổ sung I-ốt; Hỗ trợ giáo dục; Đầu thư thiết lập hệ thống và cơ chế quản lý đối với  các chính sách phát triển trẻ em.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Thầy trò Trường THCS Trần Phú, quận Kiến An trong giờ học.

'Hạ nhiệt' áp lực kỳ thi vào lớp 10

GD&TĐ - Năm đầu tiên đổi mới hình thức, nội dung thi vào lớp 10 THPT khiến nhà trường, thầy cô, đặc biệt học sinh lớp 9 và phụ huynh băn khoăn lo lắng.