Đề tham khảo Vật Lý: Giảm câu sử dụng công thức tính nhanh, máy tính cầm tay

Đề tham khảo Vật Lý: Giảm câu sử dụng công thức tính nhanh, máy tính cầm tay

ThS. NCS. Nguyễn Minh Thuần, Phó Hiệu trưởng Trường THPT Tháp Mười (Đồng Tháp) phân tích ma trận đề thi và nhận xét: 

Nhìn chung đề phân bố đều ở tất cả kiến thức vật lý lớp 12. Kiến thức lớp 11 chiếm 10% đề thi. Mức độ biết chiếm 35%, hiểu 35%, vận dụng 15%, vận dụng cao 15%. Kiến thức lớp 11 ở mức độ dễ.

Đề không có câu hỏi kiểm tra kiến thức hay kỹ năng thí nghiệm thực hành; có 1 câu hỏi sử dụng kiến thức vật để giải quyết các vấn đề thực tế…

Học sinh trung bình khá có thể đạt điểm 5 đến 6, phổ điểm rộng nhất là từ 5 đến 6,8 điểm. Học sinh khá giỏi đa số giải được từ câu 1 đến câu 32.

Theo giáo viên giỏi và đã dạy khối 12 nhiều năm thi THPT quốc gia, nếu giải đề với thời gian làm bài 50 phút chỉ giải được từ 8,5 đến 9,25 điểm.

Ma trận đề thi được thầy Nguyễn Minh Thuần phân tích như sau:

Kiến thức

Biết

Hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

Số câu

Dao động

3

2

1

1

7

Sóng cơ

2

1

1

1

5

Điện

2

2

1

2

7

Mạch dao động

1

1

1

3

Sóng ánh sáng

4

2

1

7

Lượng tử

2

2

Hạt nhân

2

1

1

1

5

Kiến thức lớp 11

3

1

4

Tổng

14

14

6

6

40

Cũng nhận định về đề tham khảo môn Vật lí, thầy giáo Nguyễn Đức Chung - Phó Hiệu trưởng Trường THPT Phù Ninh (Phú Thọ) và thầy Phan Phúc Long - Tổ trưởng Chuyên môn Trường THPT Chuyên Hùng Vương (Phú Thọ) – cho rằng, đề có nội dung đề chính xác, khoa học. Trình bày từ dễ đến khó tạo tâm lý thoải mái cho thí sinh;

Nội dung đề thi chủ yếu chương trình 12 (90%); trong đó 85% mức nhận biết, thông hiểu và vận dụng (15% vận dụng cao).

Đề thi hạn chế những câu học sinh sử dụng các công thức tính nhanh, sử dụng máy tính cầm tay có kết quả. Tăng các câu tính tỉ lệ, tỉ số, năm vững bản chất vật lý, phát triển năng lực của học sinh.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Nhà thơ Mai Văn Phấn đọc thơ tại Thư viện Stockholm, Thụy Điển. Ảnh: NVCC

Khi thơ đương đại vẫy gọi, quyến rũ

GD&TĐ - Sáng tác thơ trong bối cảnh hiện nay, khi các nguyên tắc cổ điển ngày càng được nới lỏng để phù hợp với sự thay đổi trong tư duy và thị hiếu thẩm mỹ