Đa dạng sân chơi trong trường đại học: Khai phóng giá trị tiềm ẩn

GD&TĐ - Nhằm tạo ra môi trường năng động trong việc học tập và rèn luyện, nhiều trường ĐH đã chú trọng phát triển các câu lạc bộ (CLB) học thuật, giải trí, khởi nghiệp...

Các sân chơi học thuật, cuộc thi khởi nghiệp trong nhà trường sẽ là lực đẩy giúp sinh viên trưởng thành.
Các sân chơi học thuật, cuộc thi khởi nghiệp trong nhà trường sẽ là lực đẩy giúp sinh viên trưởng thành.

Hệ sinh thái các sân chơi học thuật, rèn luyện kỹ năng được hình thành song hành với việc học trong nhà trường mang đến cho SV sự phát triển toàn diện cả về kiến thức lẫn thực tiễn.

Đa dạng sân chơi, CLB

Ở Trường ĐH Kinh tế - Tài chính TPHCM, cùng với các sân chơi học thuật với cuộc thi lớn như CLB Nhà hoạch định tài chính trẻ, CLB STUB (Startup and Business), CLB P&E (People and Environment Club)… còn có hàng chục CLB vui chơi, rèn luyện thể chất, thiện nguyện…

Trường ĐH Kinh tế - Luật (UEL) có CLB Wapa do Đoàn khoa Kế toán – Kiểm toán thành lập từ năm 2005 với cuộc thi nổi tiếng “Wapa Challenging” dành cho SV các trường ĐH - CĐ trên địa bàn TPHCM. Đây là sân chơi lĩnh vực kế toán, kiểm toán, tài chính và thuế kết hợp với kỹ năng ngoại ngữ. Cuộc thi là cơ hội để SV tiếp cận sát với thực tế, học hỏi kinh nghiệm, thử tài phân tích, giải quyết tình huống để có thể tiến xa trong tương lai.

Tương tự, “Sàn giao dịch chứng khoán ảo FESE” – là một trong những sân chơi đầu tiên về chứng khoán (bắt đầu từ năm 2004) của UEL dành cho SV tại Việt Nam. FESE là mô hình mô phỏng thị trường tài chính, tạo ra sân chơi bổ ích cho SV các trường khối ngành kinh tế trên cả nước. 

Trường ĐH Công nghệ TPHCM (HUTECH) cũng có nhiều CLB, sân chơi học thuật chuyên sâu về công nghệ thông tin (CNTT) như “Ươm mầm tài năng lập trình”, “Sinh viên với An toàn thông tin”, cuộc thi “My First Website”, cuộc thi “AI Challenges 2020”... Đây là sân chơi thực tế, gắn với những gì SV đã và đang học tập, qua đó giúp các bạn sớm tiếp xúc với môi trường làm việc theo dự án - vốn là đặc trưng của ngành CNTT, cũng như củng cố kiến thức đã học, khơi gợi niềm yêu thích khám phá, sáng tạo. 

Ngoài việc có Viện Đổi mới sáng tạo, Trường ĐH Kinh tế TP HCM (UEH) còn có hàng loạt CLB gắn với các cuộc thi lừng danh, quy tụ số lượng đông đảo sinh viên trên địa bàn tham gia như: CLB Dynamic (có cuộc thi cùng tên), CLB Kinh doanh quốc tế IBC, CLB Nghiên cứu kinh tế trẻ Yore, CLB chứng khoán SCUE (có sân chơi chứng khoản ảo)…

Các CLB này được thành lập với mục đích tạo môi trường cho SV làm quen với mô hình doanh nghiệp ngay từ khi đang học, mang đến một môi trường học thuật thiết thực, giúp SV áp dụng các lý thuyết trên giảng đường vào thực tế. 

Sự đa dạng của các sân chơi học thuật, CLB trong nhà trường theo ThS Nguyễn Thị Xuân Dung - Phó Trưởng phòng Truyền thông của Tuyển sinh HUTECH là yêu cầu bắt buộc, đòi hỏi tự thân của xu hướng giáo dục khai phóng.  Việc các trường ĐH - CĐ hòa quyện giữa công tác đào tạo chuyên môn với việc xây dựng môi trường mở về văn hóa, hoạt động xã hội hay rèn luyện kỹ năng, sẽ giúp định hình một thế hệ trẻ giàu khát vọng và bản lĩnh. 

CLB phần mềm của Trường ĐH Gia Định.
 CLB phần mềm của Trường ĐH Gia Định.

Giúp sinh viên trưởng thành hơn

Không chỉ có các sân chơi học thuật, văn thể mỹ, các trường đại học còn có CLB sinh viên khởi nghiệp và hàng loạt cuộc thi khởi nghiệp để thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp, sáng tạo, đam mê nghiên cứu khoa học (NCKH) cho SV.  
Trường ĐH Nguyễn Tất Thành ngoài việc có CLB sinh viên khởi nghiệp sáng tạo, Quỹ khởi nghiệp sinh viên, còn có nhiều cuộc thi liên quan với giải thưởng lên tới hàng tỉ đồng như “Cuộc thi Ý tưởng khởi nghiệp đổi mới sáng tạo NTTU STARTUP.

ThS Nguyễn Thanh Phương – Trưởng phòng Phòng Quan hệ doanh nghiệp & Việc làm sinh viên kiêm Giám đốc Trung tâm Sáng tạo và Ươm tạo Khởi nghiệp NTTU nhìn nhận những sân chơi học thuật và các CLB mà nhà trường đang xây dựng đã mang đến cho SV những trải nghiệm thiết thực nhất. 

“Không chỉ được hòa mình vào các hoạt động chung, được tham gia và rèn luyện kỹ năng cần có từ chính các hoạt động đội nhóm, quan trọng hơn SV được lĩnh hội những gì thực tế nhất qua các sân chơi, cuộc thi  từ đó dần hoàn thiện mình” - ThS Phương nói. 

Thực tế, thông qua mô hình CLB, sân chơi học thuật do các trường tạo ra,  sinh viên có thể dễ dàng trao đổi kiến thức, kinh nghiệm ngoài giờ học. Các CLB là nơi SV thư giãn sau những giờ học căng thẳng, thể hiện niềm yêu thích, đam mê và góp công sức vào các chương trình tình nguyện vì cộng đồng…

ThS Đặng Kiên Cường - Trưởng phòng Công tác Sinh viên, Trường ĐH Nông Lâm TPHCM cho rằng: Tham gia các CLB, sân chơi học thuật là cơ hội tốt để SV tự trải nghiệm, thể hiện đam mê và khát vọng của bản thân, qua đó rèn luyện kỹ năng sống. Hiện, không chỉ khoa, ngành, mà Đoàn trường hay hội sinh viên các đơn vị cũng thành lập nhiều CLB gắn với chuyên ngành SV học nhằm gia tăng hàm lượng “chất xám” trong các hoạt động, nhất là hoạt động NCKH, vườm ươm. 

“Từ ý tưởng khoa học đến dự án triển khai ra cuộc sống là một chặng đường dài mày mò, tìm hiểu và nghiên cứu. Hành trình ấy chắc chắn sẽ vững vàng hơn nếu như SV sớm “thả” mình vào các hoạt động khoa học tại các CLB, sân chơi học thuật từ năm nhất. Việc được cọ sát, trưởng thành trong thực tế đời sống mỗi ngày chắc chắn sẽ giúp SV tự tin, tự lập hơn” - ThS Cường nói. 

Cô Văn Thị Bích – Chủ nhiệm CLB Khởi nghiệp - Khoa Quản trị - Kinh tế quốc tế, Trường ĐH Lạc Hồng nhìn nhận việc SV thích thú tham gia vào các CLB, sân chơi học thuật không chỉ mang đến cho các bạn môi trường tu dưỡng, phát triển tốt. Qua các buổi sinh hoạt, hoạt động trong CLB sẽ giúp từng cá nhân trải nghiệm thực tế, để tích lũy và rèn luyện bản lĩnh, từ đó ươm mầm, nuôi dưỡng khát vọng. 

Việc tham gia hoạt động trong các CLB Văn - Thể - Mỹ, vườm ươm hay CLB khởi nghiệp giúp SV sự tự tin, bản lĩnh, phát triển các mối quan hệ mới qua việc giao lưu gặp gỡ với doanh nghiệp và các đồng môn. Cùng làm việc nhóm, xây dựng ý tưởng và trực tiếp xây dựng kế hoạch để thực hiện ước mơ, SV sẽ hiểu rõ bản thân mình hơn. Qua đó, các em cũng hiểu xã hội và doanh nghiệp cần gì để thích nghi và tự điều chỉnh. - Cô Văn Thị Bích

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa ITN.

Café chủ nhật: Cõi nhớ

GD&TĐ - Nắng đầu Đông yếu ớt hai ngày qua đã phải nhường chỗ cho đợt gió mùa tràn về.

Chuyên gia khuyến cáo bệnh nhân cao huyết áp nên ăn ít muối. (Ảnh: ITN)

Những cách tự nhiên giúp hạ huyết áp

GD&TĐ - Khi già đi, chúng ta cần đặc biệt chú ý đến huyết áp. Theo giới chuyên gia, chế độ ăn uống chắc chắn có hiệu quả trong việc kiểm soát huyết áp.

Văn khấn rằm tháng 11 âm lịch năm 2024

Văn khấn rằm tháng 11 âm lịch năm 2024

GD&TĐ - Theo truyền thống, vào ngày 15/11 âm lịch, các gia đình thường chuẩn bị lễ cúng gia tiên cùng bài văn khấn để nguyện cầu sức khỏe, bình an.