Cô trò nhỏ mau nước mắt và đam mê làm đồ chơi STEAM

GD&TĐ - “STEAM là phương pháp học được áp dụng nhằm cung cấp kiến thức toàn diện của năm lĩnh vực: Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật, Nghệ thuật và Toán học. Điểm nổi bật của STEAM là kết nối, liên hệ thông tin giữa các lĩnh vực vào trong thực tế…

Nhà của mèo
Nhà của mèo

Việc có học sinh đam mê làm ra những đồ chơi mang tính STEAM như vậy là một điều “may mắn” trong thời điểm hiện nay cho nhà trường”, thầy Hiệu trưởng trường tiểu học Võ Thị Sáu, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng cho biết. Và đó chính là cô bé Lâm Thị Uyên Trang, học sinh lớp 5/2 trường tiểu học Võ Thị Sáu, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng. Em là một cô học trò nhạy cảm mau nước mắt với đôi bàn tay khéo léo và một trí óc tưởng tượng mang tính kỹ thuật phong phú.

Uyên Trang, HS lớp 5/2 Trường Võ Thị Sáu, quận Hải Châu, Đà Nẵng
Uyên Trang, HS lớp 5/2 Trường Võ Thị Sáu, quận Hải Châu, Đà Nẵng 

Cô học trò mau nước mắt

Hiện đang theo học lớp 5/2 trường tiểu học Võ Thị Sáu, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng, Uyên Trang được bạn bè gọi với cái tên“Cô bé lạnh lùng”bởi tính em rụt rè, ít nói. Mặc dù vậy, ởlớp Uyên Trang nhiệt tình tham gia các phong trào văn nghệ tập thể và ủng hộ hăng hái những lần nhà trường kêu gọi giúp đỡ các bạn có hoàn cảnh khó khăntrong và ngoài nhà trường và các hoạt động khác của Đoàn - Đội.

Hiện em hiện sống trong căn nhà nhỏ cùng ông bà ngoại, mẹ và anh trai ở số nhà 30/8 đường Lương Ngọc Quyến, thành phố Đà Nẵng. Vì mẹ bận làm việc theo ca ở nhà hàng thuộc khu resort Furama,ông bà ngoại già yếu và anh trai còn bận học, tuổi thơ của Uyên Trang gắn liền với chiếc xe đạp từ rất sớm. Cô bé hầu như phải tự đạp xe đến trường và đến lớp học thêm. Chính điều này đã giúp cho Uyên Trang tự lập và trưởng thành sớm hơn so với các bạn cùng trang lứa. Mặc dù vậy cô bé cũng khá yếu đuối và mau nước mắt. Chỉ cần thầy cô hay bạn bè nói chuyện gì hơi xúc động một tí là mắt của cô bé ngân ngấn nước.

Nơi khởi nguồn tình yêu làm đồ chơi mang tính STEAM từ đồ tái chế

Cũng như các bạn cùng trang lứa, ngoài giờ học,Uyên Trang rất thích chơi đồ chơi. Nhưng điều đặc biệt là những món đồ chơi của cô bé hầu hết đều do tự tay mình làm. Chính vì thế những đồ mẹ Uyên Trang thường mua cho em là hồ dán, keo sữa, màu nước, bút sáp màu, giấy thủ công, … Ngoài ra, em còn tận dụng cả hũ nhựa cũ, nắp đậy, cúc áo,… để tạo hình cho những món đồ của mình. Còn với những thùng giấy bìa carton, mẹ Uyên Trang không bao giờ bỏ đi cả. Mẹ giữ lại để con gái làm nguyên liệu chế tạo ra đồ chơi. Thỉnh thoảng mẹ và em còn đi xin hoặc mua những thùng giấy bìa cứng để Uyên Trang làm.

Mẹ Uyên Trang kể lần đầu tiên Trang làm đồ chơi từ giấy bìa là khi cô bé tình cờ có được một chiếc hộp vỏ bánh do dì mua tặng. Lúc đó mẹ định vất đi thì Uyên Trang xin giữ lại để cô bé dùng làm một cái tủ đồ đựngbúp bê và thú bông. Khi làm xong bé rất thích vì nhìn rất đẹp mắt và đó là thành quả do tự mình làm nên. Từ đó, Uyên Trang hứng thú làm thêm nhiều món đồ khác nữa.

Uyên Trang dành rất ít thời gian vào niềm vui với Facebook hay các trò chơi trên thiết bị điện tử như các bạn nhỏ ngày nay. Thay vào đó, cô bé lại thích thú làm đồ chơi mang tính STEAM.

Theo thầy Nguyễn Thái Phong, Hiệu trưởng trường Tiểu học Võ Thị Sáu, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng: “Việc có học sinh đam mê làm ra những đồ chơi mang tính STEAM như vậy là một điều “may mắn” trong thời điểm hiện nay cho nhà trường.”

Khi được hỏi làm thế nào để khuyến khích học sinh trong nhà trường làm những đồ chơi tương tự như vậy, thầy cho biết: “Thông qua việc nhà trường giới thiệu những đồ chơi mang tính STEAM, học sinh tự ý thức được ban đầu về sáng tạo, đồng thời làm cơ sở truyền cảm hứng sáng tạo đến với học sinh trong các hoạt động ở trường cũng như ở gia đình. Nhà trường luôn khuyến khích học sinh làm ra sản phẩm thiết thực phục vụ bản thân và gia đình, giới thiệu sản phẩm của mình với các bạn trong lớp, những sản phẩm có ý tưởng hay sẽ được nhà trường giới thiệu trong các giờ chào cờ đầu tuần hay trong các buổi sinh hoạt tập thể.

Ban giám hiệu nhà trường cùng với Đoàn thanh niên đang ấp ủ chương trình xây dựng “CLB khoa học kĩ thuật” và “Góc sáng tạo” và sẽ triển khai trong thời gian đến khi đủ điều kiện cho phép. Với định hướng giáo dục như vậy, nhà trường tin tưởng trong tương lai không xa, phương pháp giáo dục STEAM sẽ được triển khai rộng rãi và gần gũi với mọi đối tượng.Và những em học sinh như Uyên Trang sẽ là những nòng cốt để thúc đẩy hoạt động của những CLB này ”.

Những món Uyên Trang tạo ra, ngoài từ niềm đam mê và năng khiếu của bản thân, có khiUyên Trang còn tìm trên Youtube, xem và học cách làm. Những món đồ cô bé làm được là ngôi nhà lớn dành cho mèo ở, hộp đựng đũa muỗng mà mẹ Uyên Trang vẫn dùng như một cách thể hiện sự trân trọng sản phẩm con gái làm ra, mũ bảo hiểm bằng giấy trông nhưthật, máy bán kẹo, đồ chơi Giáng Sinh, túi xáchcó khóa, …

Ước mơ vào đời

Chính sở thích này giúp Uyên Trang có được một bộ óc tưởng tượng phong phú và đôi bàn tay đã khéo léo lại càng khéo léo hơn. Khi được hỏi về ước mơ sau này của mình, Uyên Trang bẽn lẽn: “Con thích lớn lên được trở thành một nhà thiết kế.” Ngoài việc chế tạo những đồ chơi mang tính STEAM, Uyên Trang còn rất thích vẽ và tô màu lênnhững sản phẩm từ tay mình làm ra. Vì vậy ước mơ trở thành một nhà thiết kế của Uyên Trang cũng sẽ được cất cánh từ sở thích đặc biệt này của em. Hy vọng trong tương lai chúng ta sẽ có một nhà thiết kế nữ tài giỏi. Nhân dịpXuân mới, chúng ta hãy cùng chúc cho ước mơ của cô bé trở thành hiện thực nhé!

Những món đồ tự tay Uyên Trang làm ra

Lọ hoa giấy
Lọ hoa giấy
Nhân vật Noob trong phim hoạt hình

Nhân vật Noob trong phim hoạt hình

 
Túi xách có khóa – mặt trước và mặt sau
Túi xách có khóa – mặt trước và mặt sau 
Tuần lộc, đồ chơi mùa Giáng sinh
 Tuần lộc, đồ chơi mùa Giáng sinh
 
Mũ bảo hiểm

Mũ bảo hiểm

Ống đựng đũa, mẹ Uyên Trang dùng cho gia đình
Ống đựng đũa, mẹ Uyên Trang dùng cho gia đình 
 
Máy bán kẹo, chỉ cần ấn nhẹ vào mũi của robot máy là kẹo chạy xuống
Máy bán kẹo, chỉ cần ấn nhẹ vào mũi của robot máy là kẹo chạy xuống 
Nhà của búp bê và thú bông

Nhà của búp bê và thú bông

Theo Tiếng nói giáo viên

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ