Cô thạc sĩ Anh quốc làm sách tương tác

GD&TĐ - Thu Hương từng sinh sống, học tập và làm việc tại Anh 5 năm. Đây không phải quãng thời gian dài nhưng cũng chẳng ngắn để cô dồn tâm lực nghiên cứu và tìm hiểu về tiếng Anh.

Nhiều phụ huynh rất quan tâm về bộ sách tiếng Anh có ý tưởng giúp trẻ hứng thú với học tập.
Nhiều phụ huynh rất quan tâm về bộ sách tiếng Anh có ý tưởng giúp trẻ hứng thú với học tập.

Phạm Thị Thu Hương, sinh năm 1991 - Cử nhân Đại học Ngoại thương chuyên ngành Kinh tế đối ngoại; Thạc sĩ Quản trị Tài chính (Financial Management) tại Trường Đại học Greenwich (University of Greenwich) - Vương quốc Anh - đã ra mắt bộ sách tương tác học tiếng Anh và được nhiều em nhỏ vô cùng thích thú. 

Thành quả thấm đẫm gian khó

Thu Hương từng sinh sống, học tập và làm việc tại Anh 5 năm. Đây không phải quãng thời gian dài nhưng cũng chẳng ngắn để cô dồn tâm lực nghiên cứu và tìm hiểu về tiếng Anh. Đó cũng là quãng thời gian cô tìm phương pháp có thể đem đến sự hứng thú cho trẻ.

Cô thạc sĩ Quản trị tài chính biết rằng, nhu cầu học tiếng Anh cho bé ngày càng được các bậc phụ huynh quan tâm. Nhiều trung tâm tiếng Anh ra đời. Nhiều loại sách ngoại ngữ được xuất bản để đáp ứng nhu cầu trên. Nhưng với Thu Hương, câu hỏi mà cô và các bậc cha mẹ nào cũng băn khoăn, trăn trở là làm thế nào để trẻ thực sự thích học tiếng Anh?

Một số nghiên cứu chỉ ra rằng, tác dụng mà sách tương tác mang lại trong việc tạo cảm hứng học tiếng Anh cho trẻ rất tích cực. Ý tưởng độc đáo của sách tương tác là biến việc học tiếng Anh thành các trò chơi mà trẻ nhỏ vẫn thích. Tâm lý trẻ nhỏ đều thích trò chơi trốn tìm, xếp hình hoặc tìm kiếm các hình họa cùng cha mẹ, anh chị nên sự cuốn hút theo đó mà song hành. 

Học tiếng Anh là hành trình dài và liên tục. Nếu trẻ không thích thì rất khó để thu hoạch kết quả. Duy trì việc học tiếng Anh lâu dài cũng là một vấn đề nan giải. Vậy bí quyết nào có thể lôi cuốn được trẻ nhỏ thích thú với tiếng Anh?

Sách tiếng Anh tương tác, từ lâu đã được các nhà nghiên cứu cũng như các bậc phụ huynh quan tâm. Đáng chú ý, ở tuổi thần tiên thì sách tương tác được xem là lựa chọn hoàn hảo. Lý do khiến trẻ nhỏ yêu thích dạng sách tương tác không phải vì khối lượng kiến thức nặng - nhẹ, mà đơn giản bởi cách thu hút từ những “trò chơi kiến thức” chứa đựng trong mỗi bài học.

Quá trình đeo đuổi đam mê, Hương luôn ấp ủ mong muốn tạo ra những sản phẩm sách, truyện tiếng Anh tương tác thực sự hiệu quả và chuẩn chỉ về phát âm cho các bạn nhỏ. Với tâm huyết đó, cô đã miệt mài nghiên cứu, sáng tạo những dòng sách, truyện tiếng Anh tương tác thông minh. Tuy nhiên, từ ý tưởng đến hiện thực lại là một câu chuyện dài thấm đẫm gian khó, nhiều lúc tác giả tưởng chừng phải bỏ cuộc.

Tác giả Phạm Thị Thu Hương chia sẻ về bộ sách tiếng Anh tương tác thông minh tại Phố sách (Hà Nội).
Tác giả Phạm Thị Thu Hương chia sẻ về bộ sách tiếng Anh tương tác thông minh tại Phố sách (Hà Nội).

“Biến mình” thành trẻ nhỏ để sáng tạo sách

Viết sách không dễ, viết sách cho lứa tuổi trẻ nhỏ lại càng khó khăn. Thu Hương đã phải đặt mình vào vị trí trẻ nhỏ, tham vấn thêm ý kiến từ các nhà tâm lý tuổi thần tiên và cùng trò chuyện với những em nhỏ trong một thời gian dài.

“Hiện thực cho biết, trẻ em rất ham chơi, ham khám phá, ít khi chú tâm vấn đề gì đó trong một thời gian dài. Bởi vậy, để dạy các em thì trước hết phải chơi với các em, kèm theo đó là những câu hỏi gợi mở để các em quan tâm. Trẻ nhỏ sẽ rất thích thú giữa việc chơi và học song hành, xen kẽ. Đa số trẻ rất dị ứng với sự nghiêm túc nên người lớn càng gò ép, thì dù các em có làm theo cũng chỉ là để đối phó. Đó chắc chắn là một thái độ tiêu cực, xét về cả hai phía”, Thu Hương cho biết.

Từ thực tế đó, trong quá trình làm bộ sách tiếng Anh cho lứa tuổi thiếu nhi, Phạm Thị Thu Hương đã phải dăm lần bảy lượt thử nghiệm. Đưa trò chơi vào sách để thu hút và kích thích ham muốn khám phá, sáng tạo của trẻ nhỏ. Nhưng, trò chơi ấy phải gắn với việc học để trẻ nhỏ tiếp thu được kiến thức trong lúc chơi.

Trên thị trường sách ngoại ngữ hiện nay, có rất nhiều bộ sách tương tác thông minh được trẻ em yêu thích. Trong số đó phải kể đến bộ Super Peekaboo, cuốn sách khéo léo đưa trò chơi trốn tìm vào việc học tiếng Anh với quan niệm “học mà chơi - chơi mà học”, nên dù trẻ có lười hoặc sợ học đến đâu cũng dần thích thú. Bộ sách này, dù vừa ra mắt độc giả vào đầu tháng 10/2020 nhưng đã nhận được rất nhiều ý kiến tích cực.

“Học mà chơi – chơi mà học” hình thành từ đó, và sau một thời gian dài, cô gái trẻ cũng đã hoàn thành được bộ Super Peekaboo. Tên sách bắt nguồn từ tên một trò chơi trốn tìm rất thông dụng ở các nước phương Tây, cũng như một số vùng miền trên đất nước ta. Tác giả lấy tên này đặt cho bộ sách bởi sự tương tác của người học dựa trên việc dán dính các sticker nhỏ trong từng trang sách. Khi các bé học kiến thức trong bộ sách, giống như đang chơi trốn tìm với chính những sticker.

“Mỗi sticker mô tả cho một từ vựng hoặc một từ còn thiếu trong mẫu câu. Cả bộ sách bao gồm khoảng 500 sticker. Điều đó có nghĩa các bé sẽ tương tác rất nhiều khi học với bộ sách. Và cảm giác tìm các sticker đang trốn đâu đó vô cùng thú vị. Các bạn nhỏ sẽ bị lôi cuốn vào trò chơi, vừa học vừa chơi rất hăng say. Chính điều đó giúp các bạn nhỏ thích học tiếng Anh, dù người lớn không hề ép buộc hay phải nhắc nhở. Sở thích đó sẽ tạo động lực và hiệu quả cao nhất cho bé khi học ngôn ngữ tiếng Anh”, tác giả Phạm Thị Thu Hương cho biết.

Ngoài ý tưởng độc đáo với tính chất tương tác thông minh, bộ sách Super Peekaboo còn được thiết kế với những hình ảnh ngộ nghĩnh, đáng yêu và rất sinh động. Đồng thời, sách được tác giả đặt trong các hộp xinh xắn đem lại ý nghĩa cần phải giữ gìn, rèn cho trẻ sự chỉn chu và cẩn thận.

Theo tác giả Thu Hương, bộ sách tương tác phù hợp với các bạn nhỏ từ 3 - 12 tuổi – lứa tuổi mà các chuyên gia nhận xét là “thời điểm vàng” để tiếp nhận ngoại ngữ. 

Theo một số chuyên gia ngoại ngữ, trẻ em có thể học được rất nhiều khi chơi. Phụ huynh và học sinh cần rất xem trọng các cơ hội để tạo không gian cho trẻ “chơi mà học – học mà chơi”. Trong khi chơi, trẻ có thể thử những vai trò mới, ngôn ngữ mới và thông thường, những gì trẻ thể hiện thường vượt ra khỏi khuôn khổ khả năng của chúng trong các lớp học. Đồng thời, trong khi chơi, trẻ có thể có những phát hiện về ngôn ngữ - những phát hiện “tự thân” này sẽ được lưu giữ tốt hơn trong trí nhớ của trẻ so với những gì chỉ đơn thuần được “truyền đạt” bởi giáo viên. 

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Hệ thống THAAD của Mỹ.

Kích hoạt vụ phóng Oreshnik mới

GD&TĐ - Theo Reuters, lực lượng tên lửa Nga có thể phóng tiếp tên lửa Oreshnik vào Ukraine, sau khi bị Kiev tập kích lãnh thổ bằng ATACMS.

Minh họa/INT.

Truyện ngắn: Hồi ức khó quên

GD&TĐ - Tôi từng nghĩ rằng mình có thể hóa thành một chiếc ô, chỉ dựa vào sức lực và ý chí của bản thân để che chở cho cả gia đình trước những cơn giông bão của cuộc đời.

Minh họa/INT.

Nhạc kịch Việt tự tin 'cất cánh'

GD&TĐ - Nhạc kịch 'Giấc mơ Chí Phèo' của Nhà hát Ca Múa Nhạc Thăng Long đang được khởi động bán vé cho suất công diễn cuối tháng 12.