Có khiên cưỡng?

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - Nhiều người cho rằng, chỉ số năng lực và kỹ năng của sinh viên Việt Nam còn yếu. 

Ảnh minh họa Internet.
Ảnh minh họa Internet.

Xung quanh vấn đề này có nhiều ý kiến khác nhau. Song đa số cho rằng, nhận xét trên có phần khiên cưỡng.

Ai cũng biết, mọi sự so sánh đều khập khiễng. Vì thế chưa đủ căn cứ để nhận định về “chỉ số năng lực và kỹ năng của sinh viên Việt Nam còn yếu”. Việc này cần có nghiên cứu, đánh giá cụ thể dựa trên các tiêu chí, tiêu chuẩn nhất định, chẳng hạn như: Năng lực nghề nghiệp, thái độ làm việc, kiến thức chuyên môn và một số kỹ năng khác. Ngoài ra, cần bóc tách giữa sinh viên tốt nghiệp đại học với sinh nghiên tốt nghiệp tại các trường cao đẳng nghề. Tất nhiên, càng không nên đánh đồng với tên gọi chung là sinh viên Việt Nam.

Thực tế cho thấy, nhiều chuyên gia, doanh nghiệp nước ngoài ghi nhận và đánh giá cao sinh viên Việt Nam về tính chịu khó, ham học hỏi; trên hết là tinh thần, thái độ làm việc nghiêm túc và kiến thức, năng lực nghề nghiệp khá tốt, đáp ứng được yêu cầu của đơn vị sử dụng lao động. Còn nhớ, cách đây vài năm, thống kê của Bộ Lao động - Thương binh & Xã hội về việc hàng chục nghìn cử nhân, thạc sĩ thất nghiệp. Thông tin trên từng khiến dư luận xôn xao và tốn không ít giấy, mực của báo chí.

Tuy nhiên, những năm gần đây, đặc biệt là trong 2 năm ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19, nhiều lao động trẻ mất việc hoặc không xin được việc làm. Trong bối cảnh đó, nhiều cử nhân mới tốt nghiệp, thậm chí chưa kịp cầm bằng đã được tuyển dụng với mức thu nhập “khủng”.

Chu Vũ Thành – cựu sinh viên khóa 15 liên kết giữa Trường ĐH Kinh tế (ĐH Quốc gia Hà Nội) với ĐH Troy (Hoa Kỳ) là ví dụ điển hình cho việc thích ứng với thị trường lao động rất nhanh. Vừa tốt nghiệp Thành đã được nhận vào làm việc tại FPT – một trong những tập đoàn hàng đầu về công nghệ tại Việt Nam.

Vẫn biết, nếu nhìn một cách tổng thể thì một số kỹ năng mềm của sinh viên Việt Nam còn hạn chế, cần được rèn giũa, phát triển để sớm khắc phục và có thể thích ứng với hội nhập quốc tế. Đặc biệt, trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ theo cấp số nhân và xóa nhòa mọi ranh giới; trong đó nhiều công việc đòi hỏi kỹ năng cao hơn để có thể “sinh tồn” trong thị trường lao động đầy biến động và cuộc chiến giữa con người và máy móc.

Tuy nhiên, sẽ là không đủ nếu trường đại học chỉ trang bị một số kỹ năng nghề nghiệp, bởi yêu cầu từ nhà tuyển dụng có thể thay đổi theo thời gian khi công nghệ cũng như thị trường lao động toàn cầu thay đổi nhanh chóng.

Theo TS Nguyễn Thị Mỹ Hương – Phó Viện trưởng phụ trách Viện Nghiên cứu và Đào tạo Việt – Anh (VNUK – ĐH Đà Nẵng), để trang bị và nâng cao kỹ năng nghề nghiệp, bảo đảm có việc làm tốt sau khi tốt nghiệp, đòi hỏi nỗ lực liên tục của sinh viên trong suốt quá trình học tập tại trường, cũng như sự hỗ trợ tích cực của nhà trường và doanh nghiệp.

Sự kết nối và hỗ trợ của doanh nghiệp với cơ sở giáo dục đại học trong hình thành và tích lũy kỹ năng nghề nghiệp cho sinh viên cần được thực hiện sớm, ngay từ năm thứ nhất; tạo nên thế “kiềng 3 chân”: Nhà trường, doanh nghiệp và sinh viên.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa.

Giá trị của hòa bình

GD&TĐ - Ralph Waldo Emerson từng nói: “Những chiến thắng thật sự và bền lâu là chiến thắng của hòa bình, không phải của chiến tranh”.
Gia đình 3 thế hệ ông Trần Út Nhì vào rừng ăn ong. Ảnh: Nguyễn Thanh Dũng.

Về U Minh Hạ theo chân thợ rừng 'ăn ong'

GD&TĐ - 'Ăn ong' như thế nào để không bị ong đốt, giữ được lượng mật và để ong còn trở về làm tổ, có lẽ chỉ những người thợ rừng lâu năm ở U Minh Hạ mới biết.