Chọn nghề - Việc làm

 

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Hơn 1.500 lao động bất hợp pháp tại Hàn Quốc đã về nước

Thời gian qua, Cục Quản lý lao động ngoài nước(Bộ LĐ-TB&XH) đã phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp nhằm giảm tỷ lệ lao động Việt Nam cư trú và làm việc trái phép tại Hàn Quốc. Trong 6 tháng đầu năm, số người Việt Nam cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc tự nguyện về nước là 988 người; Số người bị bắt và trục xuất về nước là 518 người. Như vậy, hơn 1.500 lao động cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc đã về nước.

Để hạn chế tình trạng lao động bỏ trốn, cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc, Chính phủ Việt Nam tiếp tục thực hiện chính sách ký quỹ đối với lao động Việt Nam đi làm việc tại Hàn Quốc theo Chương trình EPS, kiên quyết xử lý các trường hợp lao động vi phạm. Các địa phương có tỷ lệ lao động cư trú bất hợp pháp cao sẽ bị tạm dừng tuyển chọn lao động đi Hàn Quốc.

Gần 16.000 thanh niên có hoàn cảnh khó khăn được hỗ trợ nghề

Trưởng thành từ Dự án LABS do Tổ chức quốc tế Plan International hỗ trợ từ năm 2004, Tổ chức phi chính phủ REACH đã nỗ lực hoạt động hướng đến hiện thực hóa tầm nhìn của tổ chức: “Tất cả thanh niên Việt Nam có cơ hội và sự hỗ trợ cần thiết để phát huy hết tiềm năng của mình”. Sau 10 năm, REACH đã có mặt tại 6 tỉnh, thành phố với 5 trung tâm tại Hà Nội, Hải Dương, Huế, Đà Nẵng, Hội An và một vùng dự án tại TPHCM.

Với 3 ngành nghề đào tạo từ lúc thành lập, REACH đã mở rộng chương trình đào tạo tới 10 ngành nghề từ 3 - 6 tháng phù hợp với nhu cầu của thị trường. REACH cũng hỗ trợ hướng nghiệp và giới thiệu việc làm sau tốt nghiệp cho các học viên thông qua mạng lưới hơn 1.000 đối tác tuyển dụng. Tính đến năm 2018, có 15.978 học viên đã tốt nghiệp từ REACH, hơn 80% số học viên có việc làm ổn định trong vòng 6 tháng sau khi tốt nghiệp.

75% lao động ngành Dệt may chưa qua đào tạo

Theo báo cáo của Trường Đại học Dệt may Hà Nội, tính đến cuối năm 2017, cả nước có khoảng 7.000 doanh nghiệp (DN) dệt may, với số lượng lao động xấp xỉ 2,5 triệu người, trong đó 80% là lao động nữ. Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo trong các DN dệt may Việt Nam hiện mới chỉ khoảng 25%, còn lại khoảng 75% chưa qua đào tạo, chủ yếu mới tốt nghiệp THCS, THPT hoặc chỉ được đào tạo dưới 3 tháng.

Trong khi đó, dự báo đến năm 2025, ngành Dệt may Việt Nam sẽ cần thêm khoảng 130.000 lao động có trình độ đại học, cao đẳng. Con số này sẽ tăng lên trên 210.000 lao động vào năm 2030. Những hạn chế cả về số lượng và chất lượng lao động đang là thách thức lớn đối với sự phát triển của ngành Dệt may trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang diễn ra.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Văn khấn rằm tháng 11 âm lịch năm 2024

Văn khấn rằm tháng 11 âm lịch năm 2024

GD&TĐ - Theo truyền thống, vào ngày 15/11 âm lịch, các gia đình thường chuẩn bị lễ cúng gia tiên cùng bài văn khấn để nguyện cầu sức khỏe, bình an.