Chọn nghề - Việc làm

 

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Xây dựng khóa đào tạo ngành “Công nghệ điện tử và năng lượng tòa nhà”

Các đại biểu đến từ Tổng cục GDNN (Bộ LĐ-TB&XH), Bộ NN&PTNT, Bộ Công Thương, Sở LĐ-TB&XH Đồng Nai, Hiệp hội Cơ khí và Điện TPHCM, Tổng hội Xây dựng Việt Nam và trường CĐ Cơ giới và Thủy lợi đã hoàn thành khoá bồi dưỡng và khảo sát về xây dựng và triển khai các chương trình đào tạo nghề hướng cầu và gắn với thực tiễn sản xuất, tập trung vào nghề “công nghệ điện tử và năng lượng tòa nhà” tại Đức. Trong chuyến công tác, các đại biểu đã tham gia các bài giảng cung cấp thông tin đầu vào về hệ thống đào tạo nghề kép của Đức, xây dựng và triển khai các chương trình đào tạo nghề mới, mô hình đánh giá kết quả đầu ra trong đào tạo nghề của Đức...

Trang bị kỹ năng cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt

Quỹ Bảo trợ trẻ em Hà Nội đã tổ chức các lớp trang bị kỹ năng sống cho trẻ em tại 4 trung tâm đang chăm sóc nuôi dưỡng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, khó khăn trên địa bàn thành phố Hà Nội. Với phương pháp truyền đạt bằng hình ảnh kết hợp với các giáo cụ trực quan, giảng viên của các trung tâm đã giúp cho trẻ em tự kỷ và trẻ em bị câm điếc có được những kiến thức cơ bản để có thể tự phục vụ bản thân, biết cách phòng tránh xâm hại tình dục, biết thể hiện và đón nhận tình yêu thương... Các lớp học đã để lại cho các em một niềm tin tốt đẹp vào cuộc sống phía trước.

TP Hồ Chí Minh đẩy mạnh mô hình “đào tạo kép”

Theo Sở LĐ-TB&XH TPHCM, nhằm nâng cao hiệu quả công tác giới thiệu, giải quyết việc làm, thành phố đã triển khai đến các trường CĐ, trung cấp việc tổ chức đào tạo theo mô hình “đào tạo kép”. Trong đó, 30% thời lượng học lý thuyết và 70% thời lượng học thực hành tại các doanh nghiệp. Toàn bộ 13 trường CĐ, trung cấp được lựa chọn xây dựng chất lượng cao và trường nghề trọng điểm trên địa bàn thành phố đều đang thực hiện hiệu quả việc đào tạo theo mô hình “đào tạo kép” với sự giúp sức của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất. Cùng với đó, Sở triển khai “Điều tra khảo sát yêu cầu sử dụng lao động của doanh nghiệp và nhu cầu học nghề đến năm 2020” làm cơ sở điều chỉnh, bổ sung, nâng cao chất lượng chương trình đào tạo gắn với nhu cầu xã hội và yêu cầu thị trường lao động.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ