Cần tăng cường hơn nữa công tác GDTC cho HS

Cần tăng cường hơn nữa công tác GDTC cho HS

(GD&TĐ) - Cùng với việc nâng cao chất lượng GD các môn văn hóa, những năm qua Bộ GD&ĐT đã tăng cường các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục thể chất (GDTC) cho HS trong các trường học theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hóa, tiếp cận dần với trình độ tiên tiến của khu vực và thế giới. Để nâng cao hơn nữa chất lượng và hiệu quả công tác GDTC trong các trường học, các cơ sở giáo dục trong thời gian tới; Sáng nay (28/9), tại Phú Yên, Bộ GD&ĐT phối hợp với Bộ VH -TT&DL tổ chức Hội thảo khoa học “Giải pháp nâng cao chất lượng GDTC cho HS cấp Tiểu học”.

Tham dự hội thảo có đại diện Bộ GD&ĐT, Bộ VH - TT&DL, Sở GD&ĐT, Sở VH -TT&DL Phú Yên, các hiệu trưởng, hiệu phó và đông đảo các thầy giáo, cô giáo chuyên về công tác GDTC của tỉnh Phú Yên...

Tại Hội thảo, nhiều ý kiến đại biểu cho rằng cần phải tăng cường hơn nữa giờ GDTC cho các em HS ở tất cả các cấp học

Tại Hội thảo, nhiều ý kiến đại biểu cho rằng cần phải tăng cường hơn nữa giờ GDTC cho các em HS ở tất cả các cấp học

Trong những năm gần đây, hình thức tổ chức các hoạt động GDTC trong các trường học ngày càng đa dạng, phong phú, góp phần quan trọng vào việc GD đạo đức, lối sống lành mạnh, hình thành nhân cách cho HS, hạn chế các hiện tượng tiêu cực, tệ nạn trong nhà trường và xã hội. Đặc biệt, việc thực hiện Phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, HS tích cực” đã tạo cơ hội đưa các trò chơi dân gian, trò chơi vận động, trò chơi truyền thống, các môn thể thao truyền thống vào trường học và đã nhận được sự đồng tình hưởng ứng của đông đảo CB, GV cùng các em HS...

Kết thúc năm học 2011 - 2012, tất cả các trường học trong cả nước đã tiến hành dạy và học môn thể dục theo chương trình do Bộ GD-ĐT ban hành từ lớp 1 đến lớp 12 và có gần 90% HS đạt tiêu chuẩn về thể lực theo quy định. 

Các đại biểu dự Hội nghị
Các đại biểu dự Hội nghị

Những năm gần đây, Bộ GD&ĐT đã tổ chức nhiều hội nghị khoa học GDTC và y tế trường học, nhằm đổi mới theo xu hướng xã hội hóa công tác GDTC và phong trào TDTT ngày càng phát triển mạnh mẽ trong các trường học và xã hội, tạo điều kiện cho phong trào TDTT trong HS được phát triển...

Tuy nhiên, theo nhận định chung của các đại biểu tham dự Hội thảo, công tác GDTC trong trường học thời gian qua vẫn còn bộc lộ một số hạn chế cần được khắc phục, đó là:  Công tác GDTC và thể thao trường học vẫn chưa được quan tâm đúng tầm. Nhiều cơ sở GD vẫn coi nhẹ công tác GDTC và thiếu bình đẳng so với các mặt GD khác. Đội ngũ cán bộ khoa học và nhà giáo có trình độ cao của ngành còn mỏng, nhiều GV, giảng viên chưa đạt chuẩn về trình độ đào tạo...

Hiện nay, cả nước mới chỉ có khoảng 30% số trường tiểu học có GV TDTT chuyên trách, chủ yếu là ở các trường điểm và các đô thị, còn lại do GV chủ nhiệm kiêm nhiệm dạy môn thể dục.

Ở các trường THCS, có đến 20% số tiết thể dục do GV chủ nhiệm giảng dạy. Hệ thống chế độ, chính sách đối với GV TDTT còn nhiều bất cập; nội dung kỹ thuật nhiều môn thể thao trong chương trình còn mang xu hướng nặng nề, có nhiều kỹ thuật quá khó không phù hợp với đặc điểm sức khỏe, lứa tuổi HS. Nhiều nơi, giờ học thể dục còn mang nặng tính hình thức, HS tham gia với tâm thế bị bắt buộc, gượng ép. CSVC kỹ thuật phục vụ GDTC trong trường học (nhà tập, sân tập, sân chơi, bể bơi, dụng cụ tập luyện…) còn thiếu và yếu, nhất là ở các vùng sâu, vùng xa, vùng nông thôn, miền núi… 

GDTC không chỉ là phương tiện để rèn luyện và nâng cao sức khỏe mà còn góp phần rèn luyện nhân cách, đạo đức, kỷ luật, ý chí và lối sống lành mạnh cho các em HS
GDTC không chỉ là phương tiện để rèn luyện và nâng cao sức khỏe mà còn góp phần rèn luyện nhân cách, đạo đức, kỷ luật, ý chí và lối sống lành mạnh cho các em HS

Tại Hội thảo, các đại biểu cũng đã đưa ra những ý kiến đóng góp nhằm nâng cao chất lượng GDTC như: Trang bị những kiến thức cơ bản về kỹ năng vận động, GD các tố chất về thể lực... như thế nào cho tốt và hiệu quả nhất, cũng như cần phải tăng cường nhiều tiết thể dục hơn nữa, hay cần gắn GDTC với sự ham thích của HS... Từ đó góp phần quan trọng vào việc GD đạo đức, lối sống lành mạnh, hình thành nhân cách cho HS, hạn chế các hiện tượng tiêu cực, tệ nạn trong nhà trường và xã hội...

Cũng tại Hội thảo, nhiều ý kiến cho rằng, học đường chính là môi trường thuận lợi và giàu tiềm năng để phát hiện tài năng thể thao cho đất nước.Thể thao học đường không chỉ là phương tiện để rèn luyện và nâng cao sức khỏe mà còn góp phần rèn luyện nhân cách, đạo đức, kỷ luật, ý chí và lối sống lành mạnh đối với HS. Do vậy, đầu tư phát triển TDTT trường học là nhu cầu tất yếu, đòi hỏi trách nhiệm, sự quan tâm và phối hợp đồng bộ của mọi tầng lớp trong xã hội, vì tương lai mai sau.

Trung Toàn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Nhu cầu tuyển dụng lao động vào dịp cuối năm luôn “nóng” tại các doanh nghiệp. Ảnh minh họa: INT

Doanh nghiệp 'khát' lao động

GD&TĐ - Những tháng cuối năm luôn là thời điểm sôi động nhất của thị trường lao động, bởi hầu hết các doanh nghiệp phải chạy đua với thời gian

Minh họa/INT

Thưởng Tết - động lực để cống hiến

GD&TĐ - Ý nghĩa của thưởng Tết dù ít hay nhiều nhằm ghi nhận công lao, đóng góp của người lao động, đồng thời chính là thành quả mà người lao động tạo ra...