Cách khai thác Atlat Địa lí hiệu quả trong quá trình làm bài thi

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ -  Atlat được ví là sách giáo khoa Địa lí thứ hai do đó, học sinh cần khai thác triệt để các lợi thế có trong đó để không đánh mất điểm.

Một buổi ôn tập của học sinh lớp 12 Trường Quốc tế Song ngữ Học Viện Anh Quốc - UKA Gia Lai (tỉnh Gia Lai). Ảnh NTCC.
Một buổi ôn tập của học sinh lớp 12 Trường Quốc tế Song ngữ Học Viện Anh Quốc - UKA Gia Lai (tỉnh Gia Lai). Ảnh NTCC.

Atlat - SGK thứ 2

Atlat được ví là sách giáo khoa Địa lí thứ hai”, tài liệu quan trọng nhất được sử dụng trong phòng thi đối với môn Địa lí. Vì vậy, học sinh cần chú ý khai thác triệt để lợi thế này bằng việc sử dụng thành thạo Atlat Địa lí trong quá trình học – ôn tập – làm bài.

Theo cô Đoàn Thị Thu Hiền, giáo viên môn Địa lí, Trường Quốc tế Song ngữ Học viện Anh Quốc - UKA Gia Lai (tỉnh Gia Lai): “Việc sử dụng, vận dụng tốt Atlat Địa lí giúp học trò giảm việc học thuộc, ghi nhớ máy móc không hiệu quả, đồng thời giúp học sinh ghi nhớ kiến thức, củng cố kiến thức, có hình dung về không gian lãnh thổ.

Khi sử dụng Atlat Địa lí nên theo trình tự: tìm hiểu cấu trúc Atlat (gồm các trang, mục nào, sắp xếp ra sao), hiểu chú giải. Thường xuyên sử dụng Atlat để nhớ được các kí hiệu được thể hiện ở Atlat để khi làm bài tránh mất thời gian tìm xem chú giải. Quá trình làm bài, cần đọc kỹ yêu cầu của từng câu hỏi để tìm trang Atlat phù hợp”.

Cô Hiền cũng lưu ý: “Để khai thác tốt Atlat học sinh cần làm cẩn thận, tỉ mỉ, theo quy trình sau: Đọc kĩ câu hỏi, gạch chân trang Atlat và yêu cầu của câu hỏi để mở đúng trang và tìm hiểu hệ thống ký hiệu (chú ý những kí hiệu gần giống nhau để tránh nhầm lẫn) Atlat.

Xác định tên, đặc điểm, mối quan hệ của các đối tượng địa lý được hỏi lựa chọn đáp án phù hợp, ôn tập cần bám sát kiến thức trọng tâm, tránh lan man. Hãy thật bình tĩnh, tự tin, vận dụng những kiến thức đã học, ôn luyện để hoàn thành bài thi thật tốt”.

Cô Đoàn Thị Thu Hiền, giáo viên môn Địa lí, Trường Quốc tế Song ngữ Học Viện Anh Quốc - UKA Gia Lai (tỉnh Gia Lai) cùng học trò của mình ôn thi. Ảnh NTCC.

Cô Đoàn Thị Thu Hiền, giáo viên môn Địa lí, Trường Quốc tế Song ngữ Học Viện Anh Quốc - UKA Gia Lai (tỉnh Gia Lai) cùng học trò của mình ôn thi. Ảnh NTCC.

“Khi bị hổng kiến thức mà bản thân không định hướng được phương pháp học, các em nên tìm sự trợ giúp từ bạn bè học khá hơn, thầy cô,… Sau đó, ghi lại những vấn đề đã hiểu, dán ở các vị trí dễ quan sát trong nhà để có thể thường xuyên ôn lại. Luôn bình tĩnh, ôn chắc chắn từng đơn vị kiến thức không nóng vội, ôm đồm sẽ không hiệu quả”, cô Đoàn Thị Thu Hiền, giáo viên môn Địa lí, Trường Quốc tế Song ngữ Học Viện Anh Quốc - UKA Gia Lai chia sẻ.

Không để đánh mất điểm

Theo cô Hiền: “Giai đoạn cuối cận kề ngày thi học sinh khá áp lực trong quá trình ôn tập, nhiều em tâm lý hoang mang vì một số kiến thức bị hổng. Vì vậy để ôn tập hiệu quả, học sinh cần xây dựng kế hoạch và thời gian biểu cụ thể phù hợp với mục tiêu và năng lực của bản thân. Riêng với môn Địa lí, là môn học giao thoa giữa tự nhiên và xã hội, đòi hỏi tính logic, kỹ năng làm bài tập và kiến thức đa dạng”.

Cô Hiền cho biết thêm: “Học sinh nên sơ đồ hóa kiến thức, củng cố kiến thức kĩ năng trọng tâm của bộ môn và dành nhiều thời gian để luyện đề. Việc luyện đề giúp các em học sinh đánh giá tổng hợp các kiến thức kỹ năng, rèn luyện được tốc độ, phản xạ với bài thi, ổn định tốt tâm lý khi thi vào phòng thi (không nên rèn quá nhiều đề trong một ngày).

Đề thi minh hoạ của Bộ GD&ĐT, bài thi môn Địa lí có 40 câu, trong đó có 50% trên tổng số có mức độ nhận biết, 25% ở mức độ thông hiểu và 25% còn lại mức độ vận dụng.

Kiến thức Địa lí có 21 câu, gồm các chuyên đề: Địa lí tự nhiên (4 câu), Địa lí dân cư (2 câu), Địa lí các ngành kinh tế (7 câu), Địa lí vùng kinh tế (8 câu).

Kĩ năng Địa lí có 19 câu trong đó: 15 câu Atlat, 2 câu bảng số liệu và 2 câu về biểu đồ".

Học sinh Trường Quốc tế Song ngữ Học Viện Anh Quốc - UKA Gia Lai (tỉnh Gia Lai). Ảnh NTCC.

Học sinh Trường Quốc tế Song ngữ Học Viện Anh Quốc - UKA Gia Lai (tỉnh Gia Lai). Ảnh NTCC.

“Theo đó, phần nâng cao tập trung vào chuyên đề Địa lí các vùng kinh tế, mức độ khó có tăng lên gắn với các câu hỏi tìm hiểu nguyên nhân, ý nghĩa, tác động đến sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng kinh tế”, cô Hiền nhấn mạnh.

Cô Hiền cũng lưu ý thêm: “Ngoài kiến thức căn bản trong SGK, các em cũng cần trang bị cho mình khả năng tư duy hệ thống và có khả năng liên hệ thực tế, cập nhật tốt các vấn đề nổi bật về kinh tế - xã hội của các vùng kinh tế của nước ta.

Đối với các câu hỏi vận dụng cao học sinh cần thường xuyên cập nhật kiến thức qua việc đọc báo, xem thời sự…. Tăng cường luyện đề và phát hiện ra những mảng kiến thức bị hổng, hãy lập danh sách những mảng kiến thức bị hổng lạ”.

“Trong thời gian này, học sinh cần chú ý giữ gìn sức khỏe tinh thần và thể chất: ăn – ngủ - học đúng giờ phù hợp với thể trạng. Biết kết hợp giữa học ôn và nghỉ ngơi hợp lí để thoải mái tâm lí ổn định trước khi thi. Ăn uống đủ chất, thể dục nhẹ nhàng đảm bảo sức khỏe cho mùa thi”, cô Đoàn Thị Thu Hiền, giáo viên môn Địa lí, Trường Quốc tế Song ngữ Học Viện Anh Quốc - UKA Gia Lai chia sẻ.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Tham vọng đi vào lịch sử

GD&TĐ - Bầu cử Quốc hội ở Ấn Độ luôn là sự kiện không nơi nào trên thế giới có thể sánh được về quy mô và thời gian.
Cán bộ y tế đỡ đẻ ngay trên biển.

Đỡ đẻ cho sản phụ ngay trên biển

GD&TĐ - Một sản phụ ở xã đảo Quan Lạn, huyện Vân Đồn (Quảng Ninh) được các bác sĩ Trung tâm Y tế huyện Vân Đồn đỡ đẻ thành công ngay trên biển.