Bốn vấn đề quyết định thành công trong lộ trình du học Mỹ

GD&TĐ - Du học ở thời điểm nào thì thích hợp, điểm số học tập chiếm vai trò quan trọng như thế nào trong hồ sơ du học, tiếng Anh nên chuẩn bị ra sao và cần những kỹ năng sống gì... là những vấn đề mà phụ huynh nào muốn con du học Mỹ thành công cũng cần hiểu rõ.

Bốn vấn đề quyết định thành công trong lộ trình du học Mỹ

Mối quan tâm của phụ huynh học sinh tới việc du học của con em mình ngày càng lớn khi sự cạnh tranh về nguồn nhân lực chất lượng cao đang diễn ra trên toàn cầu. Để cung cấp cho phụ huynh và học sinh đầy đủ kiến thức, kỹ năng trong hành trình đi du học và khám phá thế giới các chuyên gia của IvyPre Education đã phân tích 4 cơ sở thành công khi cho con em đi du học.

Chuẩn bị không bao giờ là quá sớm

Bà Đào Thu Huyền, Phó Giám đốc Trung tâm Du học IvyPrep cho biết: “Với kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực tư vấn du học cho học sinh Việt Nam đi du học ở các nước thì tôi xin khẳng định không bao giờ là quá sớm, việc chuẩn bị du học không phải là một thời điểm mà nó là một quá trình.

Lời khuyên của tôi là bất cứ khi nào gia đình có ý định sẽ cho con đi du học thì hãy ngay lập tức bắt tay vào chuẩn bị ngay. Bởi vì không chỉ chuẩn bị về kiến thức hay năng lực ngoại ngữ và chúng ta còn cần chuẩn bị về tâm thế, sự quyết tâm để sẵn sàng cho con trải nghiệm tự lập ở một nơi xa nhà.”

Bà An Quyên, Giám đốc điều hành hệ thống IvyPrep Education chia sẻ thêm, việc bắt đầu sớm sẽ tạo cho đứa trẻ tinh thần ham học hỏi, dẫn dắt đứa trẻ trong quá trình học tập sau này. Nếu ngay từ đầu, con cảm thấy học là một gánh nặng thì khó có thể học tập tốt, bởi vậy giai đoạn này, phụ huynh nên tạo cho con sự say mê và niềm vui trong học tập chứ không phải gánh nặng điểm số.

Ngoài ra, việc chuẩn bị sớm sẽ giúp con có một định hướng tốt và xây dựng được một bộ hồ sơ nổi bật, giúp cho con có thể có cơ hội được nhận vào các trường TOP đầu của Mỹ và nhận được những suất học bổng và hỗ trợ tài chính tốt.

bon van de quyet dinh thanh cong trong lo tri nh du ho c my

Điểm học tập chỉ chiếm 30% trong hồ sơ du học

Nhấn mạnh về tầm quan trọng của kỹ năng sống bà Đào Thu Huyền cho biết: “Tại các trường Đại học Mỹ thì ngoài kiến thức học tập và ngôn ngữ được đánh giá thông qua các bài thi chuẩn hóa, học sinh còn được đánh giá thông qua các kỹ năng, hoạt động xã hội.

Điểm số học tập trên lớp chỉ là một phần của hồ sơ du học và chỉ khoảng 30%, còn lại là các yếu tố về kỹ năng mềm. Còn những yếu tố ngoài học tập là khả năng thuyết trình, các hoạt động và trách nhiệm với cộng đồng. Từ đó sẽ quyết định, học sinh có được nhận vào trường cũng như cấp những suất học bổng và hỗ trợ tài chính lớn hay không?”

Trong quá trình luyện thi các bài thi, học sinh nên học các kỹ năng mềm như văn hóa nơi mình đến, làm việc nhóm, kỹ năng giao tiếp… Nếu như con bạn bây giờ đang có sở thích khoa học, dùng chính cái đó kích thích con tìm hiểu thêm, phát hiện thêm bằng tiếng Anh, con sẽ cảm thấy ý nghĩa bao nhiều bằng chính điều con mong muốn. Tạo niềm đam mê, chắc chắn con đường học của con sẽ trở nên dễ dàng.

Chênh lệch lớn giữa 2 nhóm trường ở Mỹ

“Hệ thống giáo dục của Mỹ có 2 nhóm trường: trường công và trường tư, theo đó chi phí của hai nhóm trường này cũng khác nhau. Các trường công lập có chi phí nhiều mức khác nhau, trung bình từ 20.000 đến 50.000 USD/năm bao gồm cả sinh hoạt phí, đối với các trường tư thì chi phí sẽ cao hơn, khoảng từ 40.000 USD đến 70.000 USD/năm.

Tuy nhiên, hiện nay các trường đều có chính sách học bổng cũng như hỗ trợ tài chính rất hấp dẫn dựa trên năng lực học tập và nhu cầu của mình. Có những trường có thể hỗ trợ đến 100% học phí và sinh hoạt phí thì do gia đình tự chi trả.” – bà Huyền cho biết.

Đặc biệt những trường đại học hàng đầu trong khối Ivy League thì ngoài chính sách hỗ trợ 100% học phí thì họ còn có thể hỗ trợ toàn phần sinh hoạt phí cho học sinh. Và trong thực tế thì IvyPrep đã có những học sinh đạt được những mức học bổng và hỗ trợ tài chính như vậy. Đấy là những bạn học sinh rất đặc biệt, rất giỏi và xứng đáng, nếu như con em chúng ta có năng lực xuất sắc và thêm một chút may mắn nữa thì hoàn toàn có thể đạt được những điều kiện này.

Mức sinh hoạt phí cho các em học sinh còn tùy thuộc vào khu vực của trường đang theo học, thông thường mức trung bình cho các bạn sẽ từ 10.000 đến 15.000 USD/năm, đây là mức sinh hoạt phí tại trường. Sau năm học đầu tiên thì theo như thống kê từ các học sinh IvyPrep các bạn sẽ chuyển ra ngoài sống để giảm bớt chi phí ăn ở từ ⅓ thậm chí đến ½ so với chi phí trong trường.

Học tiếng Anh sớm nhất có thể

Bà An Quyên cho rằng: “Cái đích cuối cùng không phải là con mình sẽ học Đại học mà con mình học Đại học xong sẽ ra trường làm gì và làm ở đâu? Thu nhập như thế nào và có đảm bảo cho cuộc sống trong tương lai hay không? Hiện tại, xu hướng là công ty nước ngoài đang đầu tư ở Việt Nam rất nhiều vậy nên về sau việc thế hệ con cái mình làm việc ở Việt Nam hay nước ngoài đều như nhau, và ngôn ngữ chung được sử dụng lúc bấy giờ sẽ là tiếng Anh.

Tiếng Anh thời điểm đó cũng sẽ chỉ như một công cụ để giao tiếp, cho nên việc con mình phải nói, phải dùng tiếng Anh là một điều bình thường.”

Việc học tiếng Anh là một quá trình, nên cho con bắt đầu sớm nhất có thể trong một môn học nào đó và tiếng Anh cũng không ngoại lệ. Bên cạnh đó cũng cần cho con một môi trường học tập tốt, tại môi trường đó sẽ có những người thầy, người bạn học giỏi giang và tạo môi trường học tập, cạnh tranh lý tưởng cho con trẻ. Người thầy giỏi sẽ giúp học trò của mình bẻ nhỏ các công đoạn và học được logic xử lý trong các tình huống tương tự.

Đối với việc cho con đi học các đơn vị đào tạo tiếng Anh, tùy thuộc vào tài chính của gia đình, phụ huynh sẽ đầu tư cho con đi học trong thời gian bao nhiêu lâu, mục tiêu của con là gì. Bên cạnh đó mỗi phụ huynh nên dành khoảng 20 phút 1 ngày, cùng con sử dụng những câu giao tiếp và những mệnh lệnh đơn giản hàng ngày.

Theo Vietnammoi.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Các chiến binh Houthi cùng hệ thống 2K12 Kub.

Ác mộng với tiêm kích Mỹ

GD&TĐ - Lực lượng Ansar Allah (Houthi) ở Yemen tuyên bố đã bắn hạ một tiêm kích hạm F/A-18 của Hải quân Mỹ khi tham gia chiến dịch tấn công Houthi.