Lý do khiến Pháp hấp dẫn sinh viên quốc tế

GD&TĐ - Những thông tin thú vị về giáo dục đại học Pháp, trong đó có lý do khiến đất nước này là quốc gia Pháp ngữ thu hút sinh viên nhiều nhất thế giới được nhóm tác giải Hoàng Minh Sơn, Bùi Thị Thúy Hằng, Vũ Văn Yêm, Trần Văn Tớp (Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội) chia sẻ trong tham luận tại Hội thảo giáo dục Việt Nam 2018 diễn ra tại Hà Nội mới đây.

Ảnh minh họa/internet
Ảnh minh họa/internet

Năm 2015-2016, nước Pháp đón nhận 310 000 sinh viên nước ngoài, là quốc gia đứng thứ tư trên thế giới trong việc tiếp nhận sinh viên quốc tế, chỉ sau Hoa Kỳ, Anh Quốc và Australia và là quốc gia Pháp ngữ thu hút sinh viên nhiều nhất thế giới.

Những sinh viên du học ở Pháp chủ yếu là người Maroc, Trung Quốc, Algeri, Tunisi và Italia. Trên tổng số sinh viên đăng ký học ĐH tại Pháp năm 2014, có 71 535 sinh viên đăng ký trong lĩnh vực khoa học nhân văn, ngôn ngữ và văn chương, tiếp đó là các ngành khoa học và khoa học và kỹ thuật trong lĩnh vực hoạt động thể chất và thể thao (657 491) và khoa học kinh tế (44 129).

Một số lý do khiến nước Pháp thu hút được nhiều sinh viên quốc tế là bởi: Có 1200 chương tình đào tạo bằng tiếng Anh ở tất cả các cơ sở đào tạo; Chính phủ chi trả cho tất cả các cơ sở giáo dục công lập, không phân biệt sinh viên nước ngoài hay sinh viên Pháp; Có 31 công ty Pháp trong số 500 công ty hàng đầu thế giới; Có 9/10 sinh viên quốc tế hài lòng về việc học tập và sinh sống tại Pháp và giới thiệu nước Pháp.

Một hệ thống phong phú và thống nhất trên khắp Châu Âu.

Nền giáo dục ĐH và sau ĐH Pháp áp dụng hệ thống có tên là “LMD Licence-Master-Doctorat “Cử nhân-Thạc sĩ-Tiến sĩ”), hệ thống chung của các quốc gia thuộc Liên minh Châu Âu. Hệ thống này được thiết lập để tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình du học của sinh viên trong nội bộ Châu Âu cũng như trên thế giới.

Việc cấp bằng trên cơ sở một cấu trúc chung (L-M-D) dựa trên số lượng các học kỳ đã hoàn thành tính từ đầu năm học và số lượng tín chỉ được công nhận ở mức độ của Liên minh Châu Âu.

Các tín chỉ ECTS có thể được tích lũy và chu chuyển, ví dụ như trong trường hợp sinh viên theo học một lúc tại nhiều cơ sở đào tạo của Châu Âu: 1) Cử nhân: yêu cầu 6 học kỳ với số lượng tín chỉ tương đương với 180 ECTS (3 năm học); 2) Thạc sĩ: yêu cầu 4 học kỳ sau trình độ Cử nhân, tương đương với 120 ECTS (tổng cộng 5 năm học và 300 ECTS); 3) Tiến sĩ: thông thường sau 16 kỳ học (tổng cộng 8 năm đào tạo). Các bằng quốc gia ở trình độ ĐH và sau ĐH được đặt dưới sự quản lý của Nhà nước và phải tuân thủ các tiêu chí chung về chất lượng đào tạo.

Năm 2006, các cụm nghiên cứu và giáo dục ĐH được thành lập với mục tiêu dẫn dắt các trường ĐH của Pháp tiến đến sự tự chủ. Đó là nơi gặp gỡ giữa các chủ thể của hệ thống giáo dục ĐH và nghiên cứu để tham khảo, hội tụ sự đa dạng và sức mạnh nhằm hướng tới những tham vọng chung. Tháng 9 năm 2012, có 26 cụm nghiên cứu và giáo dục đai học được tạo ra, tập hợp gần 60 trường ĐH và nhiều cơ sở giáo dục khác như các trường kỹ sư, các trường kinh tế, các học viện, các bệnh viện.

Các cụm này là công cụ để thúc đẩy sự phát triển của các trường thành viên và tạo ra sự cạnh tranh quốc tế về mặt nghiên cứu khoa học. Với ý nghĩa đó, năng lực của các trường được xem là tiêu chí cơ bản về chất lượng của các cụm nghiên cứu và giáo dục ĐH: các thành viên sáng lập của các cụm này lựa chọn một nhóm năng lực trong các lĩnh vực trọng yếu, đặc biệt liên quan đến nghiên cứu, đào tạo tiến sĩ và tính quốc tế.

Các cụm nghiên cứu và giáo dục ĐH tạo ra một công cụ hữu hiệu nhất và phù hợp nhất để tổ chức sự phối hợp giữa các trường trong một lĩnh vực. Cấu trúc này đủ linh hoạt để cho phép, hoặc xác định trước việc sáp nhập giữa các tổ chức hoặc rèn luyện một nhóm ít hay nhiều các năng lực.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Tỏa sáng tài năng học sinh Chu Văn An

Tỏa sáng tài năng học sinh Chu Văn An

GD&TĐ - Trong hai tháng thi đua chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam, học sinh Trường THPT Chu Văn An đã tổ chức sự kiện Sparkling Chu Văn An 2024.