Bên cạnh bề dày thành tích, những trường top đầu thuộc nhóm ngành lịch sử cũng có rất nhiều sự thật lịch sử bất ngờ và thú vị.
10. Đại học Chicago (Mỹ) sở hữu 89 giải Nobel
Đại học Chicago thành lập vào năm 1890 với mục đích cung cấp khóa học cho mọi người không phân biệt vùng miền, giới tính. Năm nay, trường xếp thứ 10 trong nhóm trường đại học tốt nhất thế giới cho sinh viên ngành lịch sử.
Mặc dù chỉ được coi là một trường đại học “trẻ tuổi” so với rất nhiều trường đại học lớn khác trên thế giới, đại học Chicago đã tích lũy được hàng loạt giải thưởng Nobel đáng ngưỡng mộ, chủ yếu về ngành kinh tế và vật lý.
Một trong những người đoạt giải phải kể đến Albert A. Michelson, người giữ danh hiệu là người Mỹ đầu tiên đoạt giải Nobel trong lĩnh vực khoa học. Thành tựu của ông bao gồm những cải tiến đột phá trong việc đo tốc độ ánh sáng. Kể từ đó, rất nhiều các giảng viên đại học, học giả, sinh viên và cựu sinh viên khác đã đạt được những danh hiệu quốc tế danh giá nhất trong lĩnh vực chuyên môn.
9. Lá cờ của Đại học Princeton (Mỹ) đã được đặt lên mặt trăng
Đại học Princeton được thành lập năm 1746 tại Elizabeth, New Jersey, Mỹ trước khi được chuyển đến Princeton năm 1756. Ngoài ra, đây cũng là trường đại học có học phí thấp nhất trong tất cả các trường Ivy League, chỉ với $47,140 mỗi năm vào năm 2018.
Giống như các trường đại học hàng đầu khác, Đại học Princeton cũng từng sản sinh ra rất nhiều thế hệ sinh viên xuất sắc. Tiêu biểu có thể kể đến là phi hành gia Charles “Pete” Conrad (tốt nghiệp năm 1953). Ông là người thứ ba đi bộ trên mặt trăng vào tháng 11 năm 1969 và cũng là người đầu tiên mang lá cờ Princeton cắm tại đây.
8. Sự di chuyển bí ẩn của quả cầu bị mất tại Đại học Columbia
Nằm ở thành phố New York nhộn nhịp, Đại học Columbia là nơi học tập và làm việc của hơn 32.000 sinh viên đến từ Mỹ cũng như trên toàn thế giới. Trường được thành lập vào năm 1754 với tên King’s College dưới thời Vua George II của nước Anh. Đây là trường đại học lâu đời nhất ở bang New York và xếp thứ 5 ở Mỹ.
Trong số những giai thoại đặc biệt nhất của trường, phải kể đến sự kiện quả cầu khổng lồ đặt tại trung tâm của khuôn viên trường bỗng nhiên biến mất một cách bí ẩn vào một ngày năm 1946. Nhiều người cho rằng nó đã bị phá hủy. Tuy nhiên, 60 năm sau, quả cầu này xuất hiện trở lại ở phía tây New York, trên một cánh đồng gần Ann Arbor. Rất ít chứng cứ được tìm thấy về mối liên kết giữa trường và cánh đồng ở Michigan. Hơn thế, một dòng chữ được khắc lên quả cầu có ghi: hãy chờ đến giờ này, thời gian sẽ đến. Thật ma mị, phải không các bạn?
7. Mahatma Gandhi, Malcolm X và Muhammad Ali đã đến thăm Trường Kinh tế và Khoa học Chính trị Luân Đôn (LSE)
Trường Kinh tế và Khoa học Chính trị Luân Đôn (LSE) đứng thứ bảy trong số các trường đại học tốt nhất thế giới cho ngành học lịch sử năm 2018. Trường được thành lập vào năm 1895 với ban đầu chỉ có ba phòng đặt tại số 9 phố John Adam. Vào tháng 10 cùng năm, có 200 học sinh đã được ghi danh ở trường và tới năm 1896, trường được chuyển đến các địa điểm lớn hơn tại số 10 Adelphi Terrace.
Trong nhiều thập kỷ, LSE vinh dự được đón tiếp nhiều nhân vật kì cựu đến trường. Vào tháng 11 năm 1931, Mahatma Gandhi phát biểu trước sinh viên LSE tại Nhà hát Cũ của trường đại học. Sau đó 40 năm, vào tháng 10 năm 1971, trên cùng một giảng đường, huyền thoại đấm bốc Muhammed Ali đã giao lưu cùng sinh viên LSE về quyền anh, quyền lực đen và chính trị. Sáu năm trước đó, vào ngày 18 tháng 2 năm 1965, Malcolm X cũng đã có một bài phát biểu thú vị tại nhà hát lớn, trước ngày ông bị ám sát.
6. Đại học Yale là trường đại học đầu tiên của Mỹ có linh vật là chú chó bull mang tên “Handsome Dan”
Đại học Yale (xếp hạng thứ sáu trong nhóm ngành lịch sử năm 2018) bắt nguồn từ thập niên 1640 khi các giáo sĩ thuộc địa thành lập một tổ chức giáo dục địa phương để bảo tồn truyền thống giáo dục tự do châu Âu trong thế giới mới. Tổ chức giáo dục đó chính thức trở thành trường đại học Yale vào năm 1718. Trường được đặt theo tên của thương gia xứ Wales, Elihu Yale - người đã quyên góp chín kiện hàng lớn, 417 cuốn sách và một bức chân dung của Vua George I.
Có một truyền thống được bắt đầu bởi một chàng trai người Anh đã học tại trường vào những năm 1890. “Handsome Dan” là chú chó bull được coi là linh vật thể thao của trường. Mỗi nhân vật thể thao thành công trong trường sẽ được vinh dự đại diện cho một “Handsome Dan” và sẽ được thay thế cho tới khi nghỉ hưu hoặc từ trần. Tới nay, Đại học Yale tự hào có 18 thế hệ “Handsome Dan”, từ hiệu trưởng, giám đốc và huấn luyện viên. Họ thậm chí còn xuất hiện rất nhiều trên trang bìa của tạp chí quốc gia!
5. Cho tới năm 1930, sinh viên đại học Stanford không phải đóng tiền học phí
Đại học Stanford được thành lập vào năm 1885 bởi Thống đốc, Thượng nghị sĩ California Leland Stanford và vợ của ông. Ngôi trường được xây dựng để tưởng nhớ đứa con duy nhất của họ, Leland Jr. - đứa bé 15 tuổi mất vì căn bệnh thương hàn.
Đại học Stanford là trường đại học tư thục được biết đến nhờ uy tín trong lĩnh vực học thuật. Những sinh viên đầu tiên theo học tại truồng đã không gặp rào cản tài chính nào, bởi cho tới năm 1930, cặp vợ chồng Stanford đã quyết định rằng bởi vì họ không còn có thể làm bất cứ điều gì cho con của mình nên - "những đứa trẻ của California sẽ là con cái của chúng ta".
4. Sinh viên nổi loạn và đường hầm hơi nước ngầm tại Đại học California tại Berkeley (UCB, Mỹ)
Được thành lập vào năm 1868, Đại học California, Berkeley (UCB) là trường đại học công lập số một trên thế giới. Trường được QS xếp hạng 4 trong danh sách các trường đại học tốt nhất thế giới năm 2018 về đào tạo ngành lịch sử.
Khi phong trào Tự do Ngôn luận lần đầu tiên bắt đầu vào năm 1964 tại UCB, một thần đồng tại đây đã khởi động cuộc đấu tranh khốc liệt cho quyền dân sự để phản đối chiến tranh Việt Nam. Cuộc biểu tình nổ ra chống lại một trong những chính sách của Thủ tướng. Không còn cách nào khác để trốn thoát, thủ tướng tuyệt vọng kết nối một loạt các đường hầm hơi nước ngầm được xây dựng vào đầu những năm 1900 với nhau. Hơn thế, sau cuộc bạo động, cánh cửa đôi ở bên ngoài đã bị mất một bên do các sinh viên nổi loạn và nó vẫn được giữ nguyên trạng cho tới bây giờ.
3. Hành vi sai trái của những sinh viên mọt sách nghịch ngợm tại Đại học Cambridge
Không có gì ngạc nhiên khi Đại học Cambridge xếp hạng thứ 3 trong danh sách. Trường được thành lập bởi một nhóm các học giả gặp nhiều vấn đề tới từ đại học Oxford và đã được vua Henry II ban hành hiến chương hoàng gia vào năm 1231.
Những hành vi sai trái ở Cambridge nghe có vẻ khó tin nhưng đó là sự thật. The Night Climbers of Cambridge là một thuật ngữ nổi tiếng được các nhà văn trong quá khứ và các nhà văn đương thời đề cập đến để chỉ các sinh viên Cambridge - những người sẽ leo lên các bức tường của thành phố và không ngại làm đủ trò ma quái. Trở lại những năm 1920, trường đại học này là nơi có một câu lạc bộ bí mật được gọi là Hiệp hội Alpine. Chỉ có những sinh viên đã trèo qua cổng của mọi trường thành viên trong đại học Cambridge khi trời tối mới được phép tham gia.
Giai thoại oanh liệt này hẳn sẽ khiến nhiều người bất ngờ về ngôi trường lâu đời thứ 4 thế giới.
2. Đại học Oxford tạo ra đại học Cambridge (Anh) trong hoàn cảnh tranh cãi
Nằm ở thành phố Oxford lịch sử với kiến trúc gothic nổi tiếng, ngôi trường này là nơi tạo tiền đề cho nhiều hình thái giáo dục từ đầu năm 1096, nhưng phải tới thế kỉ thứ 12, Đại học Oxford mới chính thức được công nhận trong ngành giáo dục. Đặc biệt, vào năm 1167, việc vua Henry II cấm sinh viên Anh học tại Đại học Paris - một quyết định dẫn đến số lượng sinh viên và giáo viên giảng dạy tăng vọt tại Đại học Oxford.
Có một sự kiện phải nhắc đến là cuộc xung đột gay gắt đã nổ ra giữa các sinh viên và người dân thành phố vì căng thẳng lâu dài, dẫn tới các cuộc bạo loạn Town and Gown khét tiếng. Cũng vì sự kiện này mà một số sinh viên đã rời bỏ thị trấn Oxford tới Cambridge để thành lập tổ chức học tập của riêng họ mang tên Đại học Cambridge! Sự cạnh tranh giữa Oxford và Cambridge bắt đầu từ đó cho tới ngày nay.
1. Đại học Harvard không phải lúc nào cũng gương mẫu về bình đẳng giới
Đại học Harvard tiếp tục dẫn đầu về nhóm ngành lịch sử tại xếp hạng QS theo ngành học năm 2018. Được thành lập năm 1636, ngôi trường có bề dày thành tích là điểm đến được “chọn mặt gửi vàng” bởi giới học thuật.
Ngày nay, Đại học Harvard được biết tới là nơi đấu tranh mạnh mẽ cho quyền bình đẳng giới và quyền LGBTQ. Tuy nhiên, mọi thứ không phải lúc nào cũng như vậy. Bạn sẽ ngạc nhiên khi biết rằng thực tế, phụ nữ không được chào đón để học tại đây cho tới tận năm 1920 - gần 300 năm kể từ khi thành lập trường.