Nóng trong tuần:

Bộ trưởng làm việc với 3 đại học; công bố phương án thi tốt nghiệp THPT từ 2025

GD&TĐ - Bộ trưởng làm việc với 2 ĐH quốc gia và ĐH Bách khoa Hà Nội, dự thảo phương án thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 là những thông tin nổi bật tuần qua.

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn chủ trì buổi làm việc.
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn chủ trì buổi làm việc.

Sau 3 năm ĐH Bách khoa Hà Nội cần sơ kết mô hình

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn đã có buổi làm việc với Đại học Quốc gia (ĐHQG) Hà Nội và ĐHQG TP. Hồ Chí Minh - chiều 17/3. Nội dung của buổi làm việc xoay quanh dự thảo Nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của ĐHQG.

Các trao đổi, thảo luận tập trung chủ yếu vào các nội dung còn có ý kiến khác nhau này; đặc biệt liên quan đến vị trí pháp lý, cơ quan chủ quản đối với ĐHQG, phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng, vị trí và chức năng của ĐHQG, nhiệm vụ và quyền hạn của ĐHQG… Theo quy định, từ năm 2001 đến nay, 2 ĐHQG không phải là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ GD&ĐT.

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn phát biểu tại buổi làm việc với ĐB Bách khoa Hà Nội.
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn phát biểu tại buổi làm việc với ĐB Bách khoa Hà Nội.

Cùng ngày, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn, Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn và đoàn công tác của Bộ GD&ĐT đã đến thăm, làm việc với ĐH Bách khoa Hà Nội. Tại đây, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn khẳng định sự tiên phong về mô hình mới của đơn vị này. Bộ trưởng cho biết, mô hình này khác với ĐH Quốc gia, khác với ĐH vùng và gần hơn với thông lệ quốc tế về đại học đa ngành.

Bộ trưởng đề nghị, sớm nhất sau 3 năm ĐH Bách khoa Hà Nội cần sơ kết mô hình, có đánh giá ngay để chia sẻ kinh nghiệm cho những đơn vị đi sau. “Mong rằng với khẩu hiệu bách khoa nhưng không nên trăm mối, mà bách khoa nhưng một mối, thống nhất trong đa dạng nhưng đa dạng phải thống nhất sẽ là tinh thần của ĐH Bách khoa Hà Nội trong đề án phát triển” - Bộ trưởng nhấn mạnh.

Chuyên gia, nhà khoa học ý kiến xây dựng trung tâm đào tạo xuất sắc và tài năng.
Chuyên gia, nhà khoa học ý kiến xây dựng trung tâm đào tạo xuất sắc và tài năng.

Xây dựng Đề án Phát triển hệ thống trung tâm đào tạo xuất sắc và Mô hình tài nguyên giáo dục mở

Sáng 15/3 tại Hà Nội, bằng hình thức trực tiếp và trực tuyến, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Văn Phúc chủ trì cuộc họp Ban soạn thảo xây dựng Đề án phát triển hệ thống trung tâm đào tạo xuất sắc và tài năng về công nghệ 4.0.

Phát biểu tại cuộc họp, Thứ trưởng yêu cầu Ban soạn thảo ghi nhận ý kiến đóng góp của các đại biểu; đồng thời lưu ý việc khảo sát, đưa vào nội dung các ngành đào tạo 4.0 theo đúng chuẩn đầu ra, chương trình đào tạo theo chuẩn quốc tế, phục vụ cho thực tế phát triển đất nước.

Quá trình làm việc gắn với đội ngũ, giảng viên, cơ sở vật chất, điều kiện thực hiện. Phải khảo sát đi vào chi tiết thực tế đào tạo tại Việt Nam. Quan điểm, mục tiêu, giải pháp phải đảm bảo tính khoa học khi triển khai Đề án.

Ngày 16/3 tại Hà Nội, đại diện các bộ, ngành, nhà trường góp ý kiến về Đề án “Xây dựng mô hình nguồn tài nguyên giáo dục mở trong giáo dục đại học”. Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Hoàng Minh Sơn chủ trì cuộc họp.

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Hoàng Minh Sơn chủ trì cuộc họp góp ý kiến về Đề án “Xây dựng mô hình nguồn tài nguyên giáo dục mở trong giáo dục đại học".

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Hoàng Minh Sơn chủ trì cuộc họp góp ý kiến về Đề án “Xây dựng mô hình nguồn tài nguyên giáo dục mở trong giáo dục đại học".

Thứ trưởng nhấn mạnh, mục tiêu cuối cùng của đề án là xây dựng mô hình nguồn tài nguyên giáo dục mở.

Cần làm rõ đây là mô hình nguồn tài nguyên giáo dục mở, với mục tiêu bao trùm là, làm sao để nhiều người tiếp cận, sử dụng nguồn học liệu, tài nguyên có chất lượng. Từ đó kèm theo là xây dựng xã hội học tập, giảm chi phí, nâng cao chất lượng.

Công bố đề thi và đáp án các môn thi chọn học sinh giỏi quốc gia

Bộ GD&ĐT công bố đề thi và đáp án các môn Kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2022-2023. Kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp quốc gia THPT năm học 2022-2023 diễn ra trong 2 ngày 24-25/2. Có 69 đơn vị đăng ký dự thi với gần 4.600 thí sinh tham gia dự thi.

Kết quả thi đã được Bộ GD&ĐT công bố. Những học sinh có kết quả tốt nhất sẽ được chọn tham gia kỳ thi chọn các đội tuyển Olympic Việt Nam dự thi khu vực và quốc tế diễn ra trong 3 ngày 6, 7, 8/4/2023 và Kỳ thi Vật lý và Tin học Châu Á - Thái Bình Dương diễn ra trong tháng 5/2023. Các Kỳ thi Olympic quốc tế sẽ diễn ra trong tháng 7 và 8/2023.

Lễ khai mạc Kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2022-2023” của đơn vị dự thi ĐHQG Hà Nội. Ảnh: ITN.
Lễ khai mạc Kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2022-2023” của đơn vị dự thi ĐHQG Hà Nội. Ảnh: ITN.

Công bố Dự thảo phương án thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025

Bộ GD&ĐT vừa công bố dự thảo phương án thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 để xin ý kiến góp ý rộng rãi. Về lộ trình thực hiện: Giai đoạn 2025- 2030, giữ ổn định phương thức thi trên giấy; đồng thời tăng cường ứng dụng hiệu quả CNTT, từng bước thí điểm thi trên máy tính đối với các môn thi trắc nghiệm ở các địa phương có đủ điều kiện (có thể kết hợp giữa thi trên giấy và thi trên máy tính).

Giai đoạn sau 2030: Phấn đấu để đến khi tất cả các địa phương trên toàn quốc có đủ điều kiện để tổ chức thi trên máy tính sẽ chuyển sang tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT trên máy tính đối với các môn thi trắc nghiệm.

Thí sinh tham dự Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 tại điểm thi Trường THPT Mỹ Lộc - Nam Định năm 2022.
Thí sinh tham dự Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 tại điểm thi Trường THPT Mỹ Lộc - Nam Định năm 2022.

Về môn thi, hình thức thi: Tổ chức thi theo môn, trong đó các môn học bắt buộc gồm Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ, Lịch sử (đối với GDPT); Ngữ văn, Toán, Lịch sử (đối với GDTX) và các môn học lựa chọn ở bậc THPT gồm: Vật lí, Hóa học, Sinh học, Địa lí, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Tin học, Công nghệ.

Theo đó, thí sinh học chương trình THPT dự thi 4 môn học bắt buộc gồm Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ, Lịch sử và 2 môn học lựa chọn trong số 4 môn học đã chọn học.

Thí sinh học chương trình chương trình GDTX cấp THPT dự thi 3 môn học bắt buộc gồm Ngữ văn, Toán, Lịch sử và 2 môn học lựa chọn trong số 4 môn học đã chọn học.

Môn Ngữ văn thi theo hình thức tự luận. Các môn còn lại thi theo hình thức trắc nghiệm. Ngân hàng câu hỏi thi và đề thi cho tất cả các môn được xây dựng theo định hướng chú trọng đánh giá năng lực.

Bộ GD&ĐT quy định khung thời gian tổ chức thi (lịch thi chung), phù hợp với kế hoạch thời gian năm học để bảo đảm thống nhất trong cả nước; đồng thời có sự linh hoạt, ứng phó với các tình huống chịu ảnh hưởng nặng nề của thiên tai, dịch bệnh trong phạm vi toàn quốc và từng địa phương.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ