Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn làm việc với 2 Đại học Quốc gia

GD&TĐ - Chiều 17/3, tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn đã có buổi làm việc với Đại học Quốc gia (ĐHQG) Hà Nội và ĐHQG TP. Hồ Chí Minh.

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn phát biểu tại buổi làm việc.
Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn phát biểu tại buổi làm việc.

Nội dung chính của buổi làm việc xoay quanh dự thảo Nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của ĐHQG.

Cho đến nay, Bộ GD&ĐT đã 3 lần có Tờ trình Chính phủ về việc ban hành Nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của ĐHQG. Sau khoảng 3 năm triển khai, dự thảo Nghị định đến nay đã nhận được ý kiến góp ý của 2 ĐHQG và các Bộ: Tư pháp, Nội vụ, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư.

Quá trình soạn thảo Nghị định, nội dung các điều khoản trong dự thảo, những nội dung còn có ý kiến khác nhau được ông Nguyễn Viết Lộc, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ (Bộ GD&ĐT) trình bày tại buổi làm việc.

Các trao đổi, thảo luận tập trung chủ yếu vào các nội dung còn có ý kiến khác nhau này; đặc biệt liên quan đến vị trí pháp lý, cơ quan chủ quản đối với ĐHQG, phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng, vị trí và chức năng của ĐHQG, nhiệm vụ và quyền hạn của ĐHQG…

Quang cảnh buổi làm việc.

Quang cảnh buổi làm việc.

ĐHQG Hà Nội được thành lập theo Nghị định số 97/CP ngày 10/12/1993 của Chính phủ. ĐHQG TP.HCM được thành lập theo Nghị định số 16/CP ngày 27/1/1995 của Chính phủ. 2 Nghị định này đều quy định ĐHQG trực thuộc Bộ GD&ĐT.

Tuy nhiên, đến năm 2001, Chính phủ ban hành Nghị định số 07/2001/NĐ-CP ngày 1/2/2001 về ĐHQG. Trong đó chỉ quy định: ĐHQG chịu sự quản lý nhà nước của Bộ GD&ĐT; của các bộ, ngành khác và UBND địa phương nơi ĐHQG đặt địa điểm, trong phạm vi chức năng theo quy định của Chính phủ và phù hợp với pháp luật.

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn chủ trì buổi làm việc.

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn chủ trì buổi làm việc.

Trên cơ sở đó, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 14/2001/QĐ-TTg ngày 12/2/2001 về việc tổ chức lại ĐHQG Hà Nội và Quyết định số 15/2001/QĐ-TTg ngày 12/2/2001 về việc tổ chức lại ĐHQG TP.Hồ Chí Minh. Theo đó, không có nội dung quy định ĐHQG Hà Nội và ĐHQG TP.Hồ Chí Minh trực thuộc Bộ GD&ĐT.

Như vậy, từ năm 2001 đến nay, 2 ĐHQG không phải là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ GD&ĐT.

Tại buổi làm việc, Giám đốc ĐHQG Hà Nội Lê Quân (trong ảnh) và đại diện 2 ĐHQG, đại diện các bộ liên quan trao đổi, góp ý cho dự thảo Nghị định.

Tại buổi làm việc, Giám đốc ĐHQG Hà Nội Lê Quân (trong ảnh) và đại diện 2 ĐHQG, đại diện các bộ liên quan trao đổi, góp ý cho dự thảo Nghị định.

Tuy không có một cơ quan quản lý trực tiếp, nhưng quá trình tổ chức và hoạt động ĐHQG lại chịu sự quản lý nhà nước của nhiều bộ, ngành, địa phương.

Đó là chịu sự quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo của Bộ GD&ĐT; chịu sự quản lý của UBND cấp tỉnh nơi ĐHQG đặt trụ sở trong phạm vi chức năng theo quy định của pháp luật; chịu sự quản lý nhà nước của Bộ Nội vụ về tổ chức, biên chế; chịu sự quản lý nhà nước của Bộ Tài chính về tài chính, tài sản; chịu sự quản lý nhà nước của Bộ Khoa học và Công nghệ về hoạt động khoa học và công nghệ; chịu sự quản lý nhà nước của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về công tác kế hoạch, thống kê, đầu tư phát triển…

Trên tinh thần rất ủng hộ cho sự phát triển của 2 ĐHQG, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn đề nghị lắng nghe các ý kiến trao đổi, phân tích, đề xuất, làm sao đi đến thống nhất các ý kiến để hoàn thiện dự thảo Nghị định.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Giá của thi trên mạng

GD&TĐ - Một phụ huynh có con đang học tại Trường Tiểu học Ngô Quyền (Đà Nẵng) đã mất 55 triệu đồng vì đăng ký cho con dự cuộc thi viết chữ đẹp trên mạng.

MIT miễn học phí cho sinh viên đến từ gia đình thu nhập thấp.

MIT miễn học phí cho sinh viên

GD&TĐ - Từ học kỳ mùa Thu năm 2025, Viện Công nghệ Massachusetts (MIT), sẽ miễn học phí cho sinh viên thuộc gia đình có thu nhập dưới 200 nghìn USD.